PaaS là ​​gì? Tổng hợp các thông tin quan trọng và ví dụ về PaaS

03/04/2025
918

Trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, Platform as a Service (PaaS) đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong việc quản lý, lưu trữ data khách hàng. Vậy PaaS là gì? Chúng hoạt động như nào? Đâu là các loại PaaS phổ biến? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

PaaS là ​​gì?

1. PaaS (Platform as a Service) là ​​gì?

PaaS, hay Platform as a Service, là một mô hình điện toán đám mây cung cấp cho người dùng một môi trường phát triển và triển khai ứng dụng hoàn chỉnh. 

Thay vì phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm phức tạp, doanh nghiệp có thể sử dụng PaaS để xây dựng, chạy và quản lý ứng dụng một cách hiệu quả trên nền tảng đám mây.​

PaaS là ​​gì? kim tự tháp Cloud Computing
Kim tự tháp Cloud Computing

Cùng với SaaS và IaaS, PaaS là môt trong 3 mô hình dịch vụ điện toán đám mây thuộc kim tự tháp Cloud Computing.

2. PaaS hoạt động như thế nào?

Nhìn chung, các giải pháp PaaS gồm có ba phần chính:

  • Cơ sở hạ tầng đám mây bao gồm máy ảo (VM), phần mềm hệ điều hành, lưu trữ, kết nối mạng, tường lửa.
  • Phần mềm xây dựng, triển khai và quản lý ứng dụng.
  • Giao diện người dùng đồ họa hoặc GUI, nơi các nhóm phát triển hoặc DevOps có thể thực hiện tất cả công việc của họ trong toàn bộ vòng đời của ứng dụng.

Vì PaaS cung cấp tất cả các công cụ phát triển tiêu chuẩn thông qua giao diện trực tuyến GUI, các nhà phát triển có thể đăng nhập từ bất kỳ đâu để cộng tác trong các dự án, thử nghiệm các ứng dụng mới hoặc tung ra các sản phẩm đã hoàn thành. 

Các ứng dụng sẽ được thiết kế và phát triển ngay trong PaaS bằng phần mềm trung gian. Với quy trình công việc được sắp xếp hợp lý, nhiều nhóm phát triển và vận hành có thể làm việc đồng thời trên cùng một dự án.

Các nhà cung cấp PaaS quản lý phần lớn các dịch vụ điện toán đám mây, chẳng hạn như máy chủ, thời gian chạy và ảo hóa. Là khách hàng của PaaS, doanh nghiệp sẽ duy trì được việc quản lý các ứng dụng và dữ liệu.

3. Ví dụ về ứng dụng Paas trong quản lý, lưu trữ data khách hàng

Các phần mềm CRM chính là ví dụ điển hình về mô hình PaaS. Hiện nay, CRM trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhờ những tính năng ưu việt giúp doanh nghiệp quản lý, khai thác dữ liệu hiệu quả. 

Tại Việt Nam, một trong những phần mềm quản lý, lưu trữ khách hàng được tin dùng chính là MISA AMIS CRM. Phần mềm này áp dụng công nghệ điện toán đám mây giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu tập trung trên hệ thống với các tính năng như:

  • Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng: thông tin công ty, địa chỉ, email, sđt, người liên hệ,…
  • Thêm mới, tìm kiếm, truy cập dữ liệu khách hàng dễ dàng
  • Nhập khẩu dữ liệu khách hàng từ file excel, đồng bộ Facebook, Zalo, webform
  • Phân quyền truy cập dữ liệu cho nhân viên kinh doanh
MISA AMIS CRM quản lý data khách hàng tập trung
MISA AMIS CRM quản lý data khách hàng tập trung

Để tối ưu hoá quy trình quản lý, khai thác data khách hàng, doanh nghiệp có thể trải nghiệm phần mềm ngay tại đây: 

DÙNG THỬ MISA AMIS CRM

4. Lợi ích của PaaS

PaaS là ​​gì? Lợi ích của PaaS
Lợi ích của PaaS
  • Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn: Doanh nghiệp không cần mua và cài đặt phần cứng hay phần mềm. Chỉ cần truy cập PaaS của nhà cung cấp và bắt đầu phát triển ngay lập tức.
  • Chi phí hợp lý, tiếp cận đa dạng tài nguyên: PaaS cung cấp quyền truy cập vào hệ điều hành, phần mềm trung gian, cơ sở dữ liệu và công cụ phát triển mà doanh nghiệp khó có thể tự duy trì với chi phí hợp lý.
  • Tự do thử nghiệm, rủi ro thấp: Doanh nghiệp có thể dùng thử các hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình và công cụ mới mà không phải đầu tư đáng kể vào hạ tầng hoặc phần mềm.
  • Mở rộng dễ dàng, tối ưu chi phí: Không còn tình trạng mua thừa tài nguyên để dự phòng. PaaS cho phép doanh nghiệp mở rộng dung lượng theo nhu cầu ngay khi cần.
  • Tăng tính linh hoạt cho nhóm phát triển: Các nhóm phát triển và vận hành có thể làm việc trên cùng một môi trường từ bất kỳ đâu, miễn là có kết nối internet.
  • Giảm chi phí tổng thể: PaaS cắt giảm chi phí thiết bị, giảm hoặc loại bỏ chi phí cấp phép phần mềm và tối ưu quản lý ứng dụng bằng cách tự động cập nhật, bảo trì hệ thống.

5. Hạn chế của PaaS

PaaS là ​​gì? Hạn chế của PaaS
Hạn chế của PaaS
  • Hạn chế quyền kiểm soát hạ tầng: Doanh nghiệp chỉ có quyền kiểm soát mã nguồn ứng dụng, trong khi toàn bộ cơ sở hạ tầng do nhà cung cấp PaaS quản lý. Điều này khiến việc tối ưu hóa hiệu suất hoặc điều chỉnh hệ thống theo nhu cầu đặc thù gặp nhiều hạn chế.
  • Chỉ phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: PaaS là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhờ khả năng triển khai nhanh và tối ưu chi phí. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn có yêu cầu cao về bảo mật và tùy chỉnh, mô hình này có thể không đáp ứng được điều này.
  • Rủi ro bảo mật do lưu trữ dữ liệu trên nền tảng của bên thứ ba: Dữ liệu doanh nghiệp và khách hàng được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp PaaS. Nếu có lỗ hổng bảo mật, thông tin người dùng có thể bị rò rỉ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu.
  • Hạn chế về tính tương thích: Việc tích hợp PaaS với các công nghệ và hệ thống nội bộ có thể gặp khó khăn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trình hoặc đầu tư thêm vào việc phát triển tích hợp.

6. PaaS phù hợp với những doanh nghiệp nào?

PaaS phù hợp với những doanh nghiệp nào?
PaaS phù hợp với những doanh nghiệp nào?

Công ty khởi nghiệp (Start up)

Startups thường cần ra mắt sản phẩm nhanh chóng để kiểm tra thị trường và thu hút nhà đầu tư. PaaS giúp họ tập trung vào phát triển sản phẩm mà không phải lo lắng về vấn đề quản lý cơ sở hạn tầng.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

Với nguồn lực tài chính hạn chế, các SME có thể tận dụng PaaS trong việc phát triển API, IoT, website. Mô hình này giúp họ sử dụng công nghệ hiện đại với mức đầu tư hợp lý, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Doanh nghiệp đang cần một phần quản lý data khách hàng với mức giá hợp lý?Dùng thử miễn phí ngay MISA AMIS CRM

Doanh nghiệp cần phát triển phần mềm nội bộ

Với PaaS, các doanh nghiệp này có thể nhanh chóng tạo ra các ứng dụng nội bộ phục vụ quản lý, tự động hóa quy trình và tối ưu vận hành. Không cần duy trì đội ngũ IT đồ sộ, họ vẫn có thể phát triển và triển khai các giải pháp phù hợp.

Doanh nghiệp muốn chuyển đổi số nhưng không có đội ngũ IT chuyên nghiệp

PaaS loại bỏ nhu cầu quản lý hạ tầng phức tạp, giúp các công ty không chuyên về công nghệ dễ dàng triển khai ứng dụng số hóa. Điều này đặc biệt hữu ích cho các lĩnh vực như bán lẻ, giáo dục, tài chính, nơi mà công nghệ là công cụ hỗ trợ hữu hiệu.

Với những kiểu doanh nghiệp này, việc sử dụng 1 phần mềm đóng gói dễ dùng, quản lý tốt là phương pháp tối ưu. Các doanh nghiệp có thể chọn phần mềm CRM của MISA để lưu trữ và quản lý một cách đồng bộ thông tin khách hàng mà không cần phải lo ngại về vấn đề bảo mật. Phần mềm đã được chứng nhận bởi các tiêu chuẩn bảo mật và an toàn thông tin hàng đầu thế giới. Đảm bảo mức độ bảo vệ dữ liệu cao nhất.

PaaS là gì? CRM

7. Các loại PaaS phổ biến trong từng mục đích sử dụng

Nhiều nhà cung cấp đám mây, phần mềm và phần cứng đã phát triển giải pháp PaaS một cách đa dạng để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Các loại PaaS phổ biến
Các loại PaaS phổ biến

AIPaaS (PaaS Trí tuệ nhân tạo) 

Cho phép các nhóm phát triển xây dựng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mà không phải trả chi phí mua, quản lý và duy trì sức mạnh tính toán đáng kể, khả năng lưu trữ và dung lượng kết nối mạng mà các ứng dụng này yêu cầu.

AiPaaS thường bao gồm các mô hình học máy và học sâu được đào tạo trước mà các nhà phát triển có thể sử dụng nguyên trạng hoặc tùy chỉnh và các API tạo sẵn để tích hợp các khả năng AI cụ thể, chẳng hạn như nhận dạng giọng nói hoặc chuyển đổi lời nói thành văn bản, vào các ứng dụng hiện có hoặc ứng dụng mới.

Trợ lý trí tuệ nhân tạo MISA AVA (Advanced Virtual Assistant) được phát triển bởi công ty cổ phần MISA chính là một ví dụ cho AIPaaS. Đây là trợ lý ảo với mục tiêu hỗ trợ người sử dụng tối ưu hóa các thao tác nghiệp vụ trong quá trình thực hiện các công việc trên phần mềm MISA AMIS CRM.

Điểm nổi bật của AVA là được ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo hiện đại nhất hiện nay như Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), Sản sinh ngôn ngữ tự nhiên (Natural language generation) giúp chuyển đổi dữ liệu có cấu trúc thành ngôn ngữ bản địa. Điểm đột phá này giúp trợ lý AVA có khả năng hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên của con người, từ đó cung cấp phản hồi và hỗ trợ tư vấn cá nhân hóa cho người dùng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

MISA AVA

Với nhiều tính năng hữu ích như tổng hợp và phân tích dữ liệu, tự động hoá một số nghiệp vụ bán hàng và hỗ trợ tạo nội dung, trợ lý AVA được kỳ vọng là bước tiến đột phá mang đến những trải nghiệm bán hàng thông minh và linh hoạt. Trải nghiệm MISA AVA ngay tại đây:

Dùng thử miễn phí

iPaaS (nền tảng tích hợp dưới dạng dịch vụ)  

Là một giải pháp được lưu trữ trên đám mây để tích hợp các ứng dụng. iPaaS cung cấp cho các tổ chức một cách chuẩn hóa để kết nối dữ liệu, quy trình và dịch vụ trên đám mây công cộng, đám mây riêng và môi trường tại chỗ mà không phải mua, cài đặt và quản lý phần cứng, phần mềm trung gian và phần mềm tích hợp phụ trợ của riêng họ.

Lưu ý rằng các giải pháp PaaS thường bao gồm một số mức độ khả năng tích hợp; ví dụ: quản lý API nhưng iPaaS toàn diện hơn.

cPaaS (nền tảng truyền thông dưới dạng dịch vụ)  

Là một PaaS cho phép các nhà phát triển dễ dàng thêm giọng nói (các cuộc gọi đến và đi), video (bao gồm cả hội nghị từ xa) và khả năng nhắn tin (văn bản và phương tiện truyền thông xã hội) vào các ứng dụng mà không cần đầu tư vào phần cứng và phần mềm truyền thông chuyên dụng. 

mPaaS (nền tảng di động dưới dạng dịch vụ) 

Là một PaaS giúp đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng cho thiết bị di động. mPaaS thường cung cấp các phương pháp low-code (thậm chí là kéo và thả đơn giản) để truy cập các tính năng dành riêng cho thiết bị bao gồm camera, micrô, cảm biến chuyển động và khả năng định vị địa lý (hoặc GPS) của điện thoại.

8. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên MISA AMIS đã giải thích kỹ về PaaS là gì. Qua đó, đưa ra cách PaaS hoạt động cũng như lợi ích của chúng cho doanh nghiệp. Đồng thời giới thiệu phần mềm MISA AMIS CRM ứng dụng paas để quản lý khách hàng. Hy vọng những thông tin này mang đến kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả PaaS.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA