Kỳ thu tiền bình quân là gì? Công thức tính và ý nghĩa với doanh nghiệp

16/04/2025
359

Kỳ thu tiền bình quân là một chỉ số quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp, giúp phản ánh hiệu quả thu hồi công nợ và tình hình dòng tiền của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cần thiết để đánh giá khả năng thanh khoản và khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường kinh doanh hiện đại, nơi mà dòng tiền đóng vai trò sống còn.

Việc hiểu rõ và cải thiện kỳ thu tiền bình quân (KTTBQ) sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các chiến lược phù hợp để tối ưu hóa quy trình thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro tài chính, và gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

1. Kỳ thu tiền bình quân là gì?

Kỳ thu tiền bình quân trong tiếng Anh là Average Collection Period (ACP). Đây là khoảng thời gian doanh nghiệp thu về các khoản mà khách hàng nợ doanh nghiệp trong mục các khoản nợ phải thu (AR). Các công ty tính toán KTTBQ để đảm bảo họ có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ.

Kỳ thu tiền bình quân là gì?
Kỳ thu tiền bình quân là gì?

Kỳ thu tiền bình quân (ACP) được tính bằng cách chia số dư trung bình của các khoản phải thu cho tổng doanh số tín dụng ròng trong kỳ và nhân thương số đó với số ngày trong kỳ. ACP là yếu tố quan trọng nhất đối với các công ty phụ thuộc nhiều vào các khoản phải thu đối với dòng tiền của họ.

2. Ý nghĩa của KTTBQ 

Kì thu tiền bình quân thể hiện số ngày trung bình giữa ngày bán chịu được thực hiện và ngày người mua thanh toán cho lần bán chịu đó. KTTBQ là một chỉ báo về hiệu quả quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp và việc quản lý kỳ thu tiền bình quân là điều cần thiết để đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh.

Ý nghĩa của kỳ thu tiền bình quân
Ý nghĩa của kỳ thu tiền bình quân

KTTBQ là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu được các khoản phải thu từ khách hàng (AR). Tính toán KTTBQ giúp các công ty đảm bảo rằng họ có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Nó cho thấy thời gian trung bình giữa ngày bán hàng và ngày thanh toán của khách hàng.

Kỳ thu tiền bình quân thấp thường có lợi hơn là KTTBQ cao. KTTBQ thấp cho thấy công ty thu hồi tiền thanh toán nhanh hơn. Tuy nhiên, có nhược điểm của việc này là nó có thể cho thấy các điều khoản tín dụng quá nghiêm ngặt, nếu tình trạng này cứ tiếp tục khách hàng có thể sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ khác với các điều khoản thanh toán dễ dàng hơn.

Số dư trung bình của các khoản phải thu được tính bằng cách thêm số dư đầu vào các khoản phải thu (AR) và số dư cuối kỳ trong các khoản phải thu và chia tổng số đó cho hai. Khi tính toán kỳ thu tiền bình quân cho cả năm, có thể được sử dụng số ngày là 365 ngày trong một năm để đơn giản hóa cách tính.

Xem thêm: D/E là gì? Cách tính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

3. Công thức tính kỳ thu tiền bình quân

Công thức tính kỳ thu tiền bình quân
Công thức tính kỳ thu tiền bình quân

KTTBQ được tính theo công thức sau:

Kỳ thu tiền bình quân =  Số ngày trong kỳ
Vòng quay khoản phải thu trong kỳ

Trong đó:

  • Số ngày trong kỳ có thể là bất kỳ số ngày nào. Tuy nhiên, các công ty thường sẽ xem xét số liệu này theo năm để đơn giản hóa, do đó tham số này thường được lấy là 365 ngày.
  • Tỷ lệ vòng quay khoản phải thu trong kỳ được tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu ròng trong kỳ
Giá trị khoản phải thu bình quân trong kỳ

Doanh thu bán chịu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu bán chịu trong kỳ trừ đi khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng thanh toán.

4. Ví dụ về tính kỳ thu tiền bình quân

Ví dụ 1: Báo cáo tài chính của một công ty tư nhân A (đơn vị tính: VND):

  • Tổng doanh số = 10 tỷ
  • Doanh thu bằng tiền mặt = 3 tỷ
  • Số dư cuối kỳ của các khoản phải thu = 500 triệu
  • Số dư cuối kỳ của các khoản thương phiếu phải thu = 100 triệu

Cách tính: Từ các số liệu trên, ta có:

  • Doanh thu thuần = Tổng doanh số – doanh thu bằng tiền mặt = 1 tỷ – 3 tỷ = 7 tỷ
  • Các khoản phải thu = 500 triệu + 100 triệu = 600 triệu
  • Vòng quay các khoản phải thu = 7 tỷ / 600 triệu = 11,7 (lần)
  • Kỳ thu tiền bình quân = 365 / 11,7 = 31 ngày

=> Vậy Công ty tư nhân A có thời gian Kỳ thu tiền bình quân là 31 ngày.

Nhìn vào phân tích trên có thể thấy, Công ty A có vòng quay khoản phải thu cao chứng tỏ doanh nghiệp thu được tiền nhanh nhờ vào các chính sách bán hàng của mình cũng như chất lượng sản phẩm tốt. Khi tính vòng quay khoản phải thu chúng ta phải so sánh đối chiếu giữa các năm để biết được hiệu quả của doanh nghiệp qua từng năm trong việc thu hồi các khoản thu hoặc khoản nợ của khách hàng, thông thường chúng ta sẽ lấy khoảng 3 năm.

Ví dụ 2:

Kỳ thu tiền bình quân còn được tính theo công thức sau:

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân x Số ngày trong kỳ
Doanh thu thuần

Trong đó, số ngày trong kỳ thường được lấy theo năm, là 365 ngày.

Ví dụ: Giả sử một công ty có số dư tài khoản phải thu trung bình trong năm là 12.000 USD. Tổng doanh thu ròng mà công ty ghi nhận được trong giai đoạn này là 120.000 USD. Vì vậy, để tính kì thu tiền bình quân, chúng ta sử dụng công thức sau: [($10.000 / $100.000) x 365].

Vậy, KTTBQ của công ty này là:

Kỳ thu tiền bình quân = 12.000 USD x 365 (ngày) = 36,5 (ngày)
120.000 USD

Như vậy, KTTBQ của công ty trên là 36,5 ngày. Đây là một kết quả tạm ổn, vì hầu hết các công ty đều có KTTBQ trong vòng 30 ngày.

Việc thu thập các khoản phải thu trong một khoảng thời gian tương đối ngắn và hợp lí cho phép công ty có thời gian để thanh toán hết các nghĩa vụ tài chính của mình. Nếu kỳ thu tiền bình quân của công ty này dài hơn 60 ngày, thì cần phải áp dụng chính sách thu nợ mạnh tay hơn để rút ngắn khoảng thời gian đó.

5. Kết luận

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ số quan trọng không chỉ trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính mà còn góp phần giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro và duy trì ổn định tài chính. Việc theo dõi và cải thiện chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền, giảm thiểu chi phí tài chính, và tăng trưởng bền vững.

Các nhà quản trị cần chú trọng đến việc cải thiện KTTBQ thông qua việc xây dựng quy trình thu nợ hợp lý và quản lý công nợ hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp trong dài hạn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán