Growth marketing là gì? Tất tần tật về triển khai tiếp thị tăng trưởng

18/04/2025
1316

Growth marketing là gì? Nó khác gì so với Digital marketing hay các hình thức Marketing truyền thống? Làm sao để một doanh nghiệp từ “tay mơ” có thể triển khai, làm chủ chiến dịch này. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết từng vấn đề trong bài viết ngày hôm nay!

1. Growth marketing là gì? Khác biệt với Digital Marketing và Marketing truyền thống

1.1. Growth Marketing là gì? 

Growth Marketing ra đời vào năm 2010, khi Sean Ellis – nhà sáng lập GrowthHackers đặt ra khi ông tìm kiếm nhân sự marketing cho công ty. Tuy nhiên, ông mong muốn người đảm nhiệm vai trò này sẽ tạo ra sự phát triển cơ sở người dùng một cách nhanh chóng.

Chính vì vậy, có thể hiểu Growth marketing là chiến lược marketing tập trung vào thử nghiệm sáng tạo, phân tích liên tục và tối ưu hóa để tăng trưởng nhanh cơ sở người dùng với chi phí thấp và hiệu quả cao. Khác với marketing truyền thống, nó cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, ưu tiên giữ chân và xây dựng lòng trung thành, không chỉ chạy theo doanh thu ngắn hạn.

Ví dụ: Một công ty khởi nghiệp SaaS sử dụng A/B testing để thử hai phiên bản email chào mừng người dùng mới. Phiên bản nhấn mạnh giá trị sản phẩm (như tiết kiệm thời gian) nhận được tỷ lệ nhấp cao hơn 20%. Dựa trên kết quả, công ty tối ưu hóa toàn bộ chiến dịch email, tăng 15% tỷ lệ giữ chân người dùng trong 3 tháng với chi phí không đổi.aimarketing

1.2. Khác biệt với Digital Marketing và Marketing truyền thống

Để so sánh trực quan giữa 3 kênh Marketing này, hãy theo dõi bảng sau:

Tiêu chí Marketing truyền thống Digital Marketing Growth Marketing
Kênh chính Quảng cáo TV, báo in, hội thảo, biển quảng cáo. Website, SEO, mạng xã hội, Google Ads, email marketing. Đa kênh (web, app, email, mạng xã hội), dữ liệu dẫn dắt.
Mục tiêu Tăng doanh số, xây dựng nhận diện thương hiệu. Thu hút khách hàng tiềm năng, tăng chuyển đổi. Tăng cơ sở người dùng, giữ chân khách hàng, tối ưu chi phí.
Đo lường Khó đo lường chính xác (ví dụ: số người xem tờ rơi). Dễ đo lường (lượt nhấp, chuyển đổi, ROI). Phân tích sâu (tỷ lệ giữ chân, giá trị lâu dài).
Cá nhân hóa Thấp, tiếp cận đại chúng. Trung bình, dựa trên phân khúc khách hàng. Cao, dựa trên hành vi và nhu cầu riêng.
Thử nghiệm Ít, dựa trên phương pháp cũ. Một số thử nghiệm (ví dụ: chạy A/B cho quảng cáo). Liên tục, sáng tạo (A/B testing, testing đa biến).
Ví dụ  Siêu thị phát tờ rơi giảm giá sữa 20%, thu hút khách nhưng không biết ai xem. Cửa hàng thời trang chạy Google Ads “áo sơ mi giá rẻ”, đạt 50 đơn hàng/tuần nhưng ít khách quay lại. Công ty SaaS gửi email cá nhân hóa ngày 10 dùng thử, tăng tỷ lệ giữ chân 25%, giảm chi phí quảng cáo 15%.

Theo dõi và tối ưu hiệu quả các chiến dịch Growth marketingTrải nghiệm Bộ giải pháp Sales - Marketing

2. Các thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing hiện đại

Có 5 yếu tố cốt lõi của chiến lược Growth Marketing bao gồm:

2.1. Kế hoạch tăng trưởng dựa trên dữ liệu (Data-driven Growth Plan)

Dữ liệu là nền tảng của Growth Marketing, giúp doanh nghiệp hiểu hành vi khách hàng, xu hướng thị trường, và hiệu quả chiến dịch. Không có dữ liệu, các quyết định dễ dựa vào phán đoán, dẫn đến lãng phí tài nguyên.

Theo Gartner (2024), 65% chiến lược marketing thành công dựa trên phân tích dữ liệu thời gian thực, nhấn mạnh vai trò của dữ liệu trong việc dẫn dắt tăng trưởng. Để có dữ liệu phân tích, doanh nghiệp có thể thu thập từ website, mạng xã hội, email, hoặc phần mềm CRM để phân tích các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, mức độ tương tác, và doanh thu. Doanh nghiệp có thể dùng dữ liệu để xác định kênh nào mang lại ROI cao nhất để dồn nguồn lực tập trung vào đó.

2.2. Thử nghiệm A/B (A/B Testing)

Bản chất của Growth Marketing là liên tục test để tối ưu chiến dịch. A/B testing cho phép so sánh các biến thể (email, website, quảng cáo) để tìm ra phiên bản hiệu quả nhất, giảm rủi ro và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Theo HubSpot (2024), A/B testing tăng hiệu quả chi tiêu quảng cáo lên 20%, chứng minh vai trò của thử nghiệm trong tối ưu hóa. Để thực hiện testing, doanh nghiệp cần chia khách hàng thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một biến thể khác nhau sau đó đo lường kết quả và tối ưu.

Ví dụ: Để tăng trưởng hiệu quả của email marketing, doanh nghiệp tiến hành các thử nghiệm A/B testing nhỏ như: thay đổi tiêu đề, thay đổi CTA … Từ đó quan sát báo cáo tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp để đánh giá, mở rộng chiến dịch. Để thực hiện chiến dịch này, dùng công cụ MISA AMIS aiMarketing để soạn thảo, gửi email hàng loạt, xem báo cáo.

Email marketing của MISA AMIS aiMarketing

2.3. Marketing đa kênh (Cross-Channel Marketing)

Khách hàng tương tác qua nhiều kênh (email, SMS, mạng xã hội, app), và marketing đa kênh đảm bảo thông điệp nhất quán, cá nhân hóa, tăng cơ hội chuyển đổi. Chính vì thế, marketer sử dụng nhiều kênh để gửi thông điệp phù hợp với sở thích khách hàng (ví dụ: SMS cho thông báo nhanh, email cho ưu đãi chi tiết).

2.4. Chu kỳ khách hàng (Customer Lifecycle)

Quản lý hành trình khách hàng qua các giai đoạn (kích hoạt, nuôi dưỡng, tái kích hoạt) giúp tăng giữ chân và giá trị lâu dài. Giữ chân khách hàng rẻ hơn 5-7 lần so với thu hút mới. Theo Harvard Business Review (2024), tăng 5% tỷ lệ giữ chân có thể tăng lợi nhuận 25-95%.

Hãy phân chia khách hàng thành các giai đoạn: mới (kích hoạt lòng tin), trung thành (bán hàng, khuyến mãi), rời bỏ (tái kích hoạt) để áp dụng chiến lược phù hợp.

Ví dụ: Thương hiệu giày dép Juno gửi tới khách hàng của mình vào mỗi dịp sinh nhật mã tặng 40% để kích thích khách hàng mua sắm.

2.5. Phản hồi từ khách hàng (Customer Feedback)

Theo Kantar (2024), 73% khách hàng chọn thương hiệu có trải nghiệm tốt hơn, nhấn mạnh vai trò của phản hồi. Phản hồi giúp doanh nghiệp hiểu nhu cầu, sở thích, và điểm cần cải thiện, từ đó nâng cao trải nghiệm và tăng truyền miệng. Để có nhiều dữ liệu về ý kiến khách hàng, doanh nghiệp thu thập ý kiến qua khảo sát, đánh giá sao, hoặc lắng nghe xã hội (fanpage, diễn đàn). Sau đó phân tích phản hồi để cải thiện sản phẩm, dịch vụ, và chiến dịch marketing.

2.6. Tự động hóa và công nghệ hỗ trợ Growth Marketing

Tự động hóa các tác vụ lặp lại (như gửi email, phân tích dữ liệu) giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực trong việc thực hiện Growth Marketing.

Để tự động hóa, các công cụ hỗ trợ cần thiết bao gồm Google Analytics, CRM, tích hợp AI, AMIS aiMarketing. Trong đó, Google Analytics hỗ trợ phân tích các hoạt động dữ liệu của website; CRM giúp quản lý data khách hàng, cơ hội bán hàng, AMIS aiMarketing giúp tự động hóa công việc gửi email, SMS, Zalo OA để chăm sóc khách hàng.

Trước khi sử dụng các công cụ trả phí, doanh nghiệp có thể bắt đầu dùng thử miễn phí bộ giải pháp Marketing – Sales : MISA AMIS aiMarketing – AMIS CRM:

Tính năng kịch bản tự động (workflow) của aiMarketing giúp tự động hóa quá trình marketing và chăm sóc khách hàng dựa trên kịch bản nuôi dưỡng.
Tính năng kịch bản tự động (workflow) của aiMarketing giúp tự động hóa quá trình marketing và chăm sóc khách hàng dựa trên kịch bản nuôi dưỡng.

Bắt đầu dùng thử miễn phí bộ giải pháp Sales - Marketing

3. Quy trình xây dựng chiến lược Growth Marketing hiệu quả

Để thiết lập quy trình xây dựng chiến lược Growth Marketing, cần đi qua 6 bước:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu

Bước này cần phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, và hành vi khách hàng để xác định cơ hội tăng trưởng. Sử dụng công cụ như Google Analytics, AMIS CRM, hoặc khảo sát để xây dựng chân dung khách hàng (tuổi, sở thích, hành vi mua sắm). Bước đầu tiên giúp doanh nghiệp đảm bảo nhắm đúng đối tượng, tránh lãng phí ngân sách trong quá trình thực thi.

Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể (SMART)

Sau khi nghiên cứu thị trường, khách hàng, tiếp theo là cụ thể hóa chúng bằng các mục tiêu SMART: Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả thi), Relevant (Phù hợp), và Time-bound (Có thời hạn). Mục tiêu rõ ràng giúp định hướng chiến lược và đo lường hiệu quả.

mô hình mục tiêu smart
Mô hình mục tiêu SMART

Bước  3: Xây dựng kế hoạch dựa trên dữ liệu (Data-driven Growth Plan)

Ở bước này, hãy sử dụng dữ liệu để lập kế hoạch, tập trung vào các kênh hiệu quả (SEO, email, mạng xã hội) và thử nghiệm sáng tạo.

Theo Broscorp, đến năm 2025, số lượng CSP (Communications Service Providers) đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện quy hoạch cơ sở hạ tầng, hoạt động và sản phẩm của họ sẽ tăng từ 30% vào năm 2020 lên 70%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng đề cao dữ liệu và ứng dụng nó vào từng bước đi của Doanh nghiệp một cách cẩn trọng.

data driven business
Lộ trình chuyển đổi kinh doanh theo hướng dữ liệu

Khi mọi hoạt động đều cần đến dữ liệu, việc quản lý data thông minh vô cùng cần thiết, đặc biệt là dữ liệu khách hàng. Bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS lưu trữ, sâu chuỗi, xử lý dữ liệu thông minh cho tất cả trụ cột của doanh nghiệp: kinh doanh, nhân sự, tài chính kế toán, quản lý điều hành… giúp Sếp nắm tường tận mọi số liệu để xem nhanh báo cáo, ra quyết định chính xác dựa trên dữ liệu.

MISA AMIS giải pháp giúp hoạch định chiến lược kinh doanh

Khám phá và trải nghiệm thử miễn phí MISA AMIS

Bước 4: Thử nghiệm liên tục (A/B Testing và tối ưu hóa)

Thử nghiệm các biến thể (email, landing page, quảng cáo) để tìm giải pháp tối ưu. A/B testing là một cách làm hiệu quả và liên tục tối ưu trong các chiến dịch growth marketing.

Ví dụ: Thực hiện testing tiêu đề email marketing để đo tỷ lệ mở. Một tiêu đề có cá nhân hóa khách hàng, một tiêu đề chung chung để thử nghiệm. Nếu tiêu đề cá nhân hóa được tỷ lệ mở cao hơn sẽ nhân rộng sang các chiến dịch sau.

Để đo lường hiệu quả chiến dịch email chuẩn xác, sử dụng công cụ MISA AMIS aiMarketing. Công cụ chuyên dùng cho gửi email hàng loạt và cung cấp báo cáo chi tiết. Bạn cũng có thể dùng công cụ này để test các mẫu landing page và form. Dùng thử công cụ

AMIS aiMarketing email marketingBước 5: Triển khai tiếp thị đa kênh (Cross-Channel Marketing)

Tích hợp các kênh như email, SMS, digital ads, mạng xã hội để tạo trải nghiệm liền mạch, gửi thông điệp nhất quán, cá nhân hóa, tăng tương tác khách hàng. Để cá nhân hóa chăm sóc, hãy tận dụng data trên phần mềm CRM và nhóm đối tượng trước khi tiếp cận. Sau đó, theo dõi hành vi khách hàng trên các kênh để đảm bảo thông điệp được đồng bộ, tránh lặp lại hoặc gây khó chịu.

Cá nhân hóa thông điệp bằng cách điều chỉnh nội dung dựa trên sở thích, hành vi hoặc lịch sử mua sắm của khách hàng, ví dụ như gửi mã giảm giá dựa trên sản phẩm họ từng xem.

Ví dụ: Coca-Cola ra chiến dịch “Share a Coke” sử dụng quảng cáo truyền hình, mạng xã hội, và ứng dụng di động để khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm.

Bước 6: Đo lường, đánh giá và cải tiến

Đây là quá trình theo dõi và phân tích các chỉ số hiệu suất chính (KPI) như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân khách hàng, hoặc lợi tức đầu tư (ROI) để đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị. Dựa trên kết quả, doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược nhằm tối ưu hóa hiệu suất và đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Để đánh giá đúng, cần xác định KPI phug hợp với mục tiêu chiến dịch, ví dụ: tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp vào quảng cáo, hoặc doanh thu từ một kênh cụ thể. Sau khi thực hiện chiến dịch cần đo lường, phân tích kết quả, so sánh với kpi ban đầu để tìm ra điểm mạnh yếu và có phương án tối ưu tiếp theo.

4. Kỹ năng và tư duy cần thiết của một Growth Marketer thành công

Để chiến dịch Growth Marketing thành công, Marketer cần sự nhạy bén, phân tích. Bộ kỹ năng và tư duy cần có gồm:

4.1. Kỹ năng phân tích dữ liệu (Data Analysis)

Khả năng thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu từ các công cụ như Google Analytics, CRM, hoặc phần mềm theo dõi hành vi khách hàng để đưa ra quyết định dựa trên số liệu. Kỹ năng phân tích dữ liệu, quyết định dựa trên dữ liệu giúp giảm rủi ro, tăng hiệu quả và cải thiện ROI (lợi tức đầu tư).

4.2. Tư duy thử nghiệm (Experimentation Mindset)

Growth Marketing không dựa vào công thức cố định mà đòi hỏi thử nghiệm liên tục để phát hiện chiến thuật hiệu quả nhất. Marketer cần sẵn sàng thử nghiệm các ý tưởng mới (như A/B testing) và học hỏi từ kết quả để tìm ra giải pháp tối ưu. Thử nghiệm giúp tiết kiệm ngân sách và nhanh chóng xác định cách tiếp cận tốt nhất. Chính vì vậy, để làm tốt Growth marketing, người làm marketer cần thông thạo kỹ năng này.

4.3. Kỹ năng sáng tạo nội dung (Content Creation)

Nội dung là công cụ chính để kết nối với khách hàng, tăng tương tác và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Chính vì vây, marketer cần có khả năng tạo ra nội dung hấp dẫn như bài blog, video, hoặc email cá nhân hóa để thu hút và giữ chân khách hàng. Nội dung sáng tạo giúp thương hiệu nổi bật và thúc đẩy hành vi mua hàng.

4.4. Tư duy khách hàng là trung tâm (Customer-Centric Mindset)

Tập trung vào khách hàng không chỉ thu hút mà còn giữ chân họ, giảm chi phí so với việc tìm khách hàng mới. Marketer cần hiểu sâu về nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng để tối ưu hóa chiến lược marketing.

Để thấu hiểu khách hàng, có thể thu thập phản hồi qua khảo sát hoặc phân tích dữ liệu từ hệ thống CRM để cải thiện sản phẩm/dịch vụ. Tất các các chiến dịch phát huy được tư duy lấy khách hàng làm trung tâm sẽ gia tăng giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) và xây dựng mối quan hệ lâu dài.

>>> Đọc thêm: Customer Centric là gì? Tầm quan trọng, cách đo lường và ví dụ thực tế

4.5. Kỹ năng sử dụng công nghệ và tự động hóa (Technology and Automation Skills)

Các chiến dịch Growth Marketing cần ứng dụng nhiều công cụ để phân tích, thử nghiệm, đánh giá. Chính vì vậy, khả năng linh hoạt và thích ứng sử dụng các công cụ cũng như giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng của người làm marketer.

Một số công cụ phổ biến cần thành thạo đó là HubSpot, CRM, Google Optimize, hoặc ứng dụng AI. Đây là những công cụ bắt buộc để phục vụ việc tự động hóa nâng cao hiệu quả mà không cần tăng nhân lực.

4.6. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm (Communication and Collaboration)

Các chiến dịch vận hành đa phần là hoạt động của đội nhóm, chính vì thế, làm việc hiệu quả với các bộ phận như kỹ thuật, bán hàng, hoặc sản phẩm để thực thi chiến lược đồng bộ. Growth Marketing đòi hỏi sự phối hợp toàn công ty để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

5. Case Study thực tế: Growth Marketing thành công tại Việt Nam và quốc tế

5.1. Chiến dịch Marketing của VinFast – Việt Nam

VinFast, công ty xe điện của Tập đoàn Vingroup, đã triển khai chiến dịch marketing táo bạo và hiệu quả khi gia nhập thị trường Mỹ. Họ sử dụng chiến lược Growth Marketing kết hợp với các yếu tố như truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến và trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Điểm đặc biệt là việc họ hợp tác với các influencer nổi bật và tạo ra các sự kiện ra mắt ấn tượng. Kết quả: Tăng trưởng mạnh mẽ trong nhận thức thương hiệu và lượng khách hàng tiềm năng tại Mỹ. VinFast đã làm gương mặt của ngành xe điện Việt Nam trở nên nổi bật trên toàn cầu.

Chiến lược growth marketing của Vinfast
Chiến lược growth marketing của Vinfast

5.2. Case study về Growth marketing của Airbnb

Airbnb (Airbed & Breakfast) là một mô hình kết nối những người cần thuê chỗ ở với những người có nhu cầu cho thuê nhà trên khắp thế giới thông qua website hoặc ứng dụng di động, tương tự như grab trong lĩnh vực vận tải. Tính đến nay, Airbnb đã có mặt tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Case study về Growth marketing của Airbnb
Case study về Growth marketing của Airbnb

Ngay từ khi ra mắt, Airbnb đã nhanh chóng thay đổi toàn bộ ngành Hospitality, cũng như cạnh tranh trực tiếp với mô hình khách sạn truyền thống. Và việc xây dựng chiến lược Growth marketing đúng đắn đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của thương hiệu này.

  • Hack Craigslist: Chiến dịch Growth marketing nổi tiếng nhất của Airbnb là tự động đăng quảng cáo Craigslist mà không cần bất kỳ sự chấp thuận nào từ Craigslist. 
  • Thiết kế sản phẩm: Những người sáng lập Chesky và Gebbia là những nhà thiết kế tận tâm và họ cam kết tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất cho cả chủ nhà và khách.
  • Đơn giản hóa: Trên ứng dụng Airbnb, có thể nhận thấy rằng chủ nhà có thể dễ dàng đăng tải phòng cho thuê, hay khách hàng cũng không quá khó khăn trong việc đặt phòng. 

5.3. Chiến dịch “Biti’s Hunter – Đi để trở về” 

Biti’s Hunter, thương hiệu giày thể thao nổi tiếng tại Việt Nam, đã tái định vị hình ảnh thương hiệu với chiến dịch “Đi để trở về” nhằm khơi gợi tình yêu quê hương và khát vọng thành công. Đặc biệt, chiến dịch này đã tận dụng sức mạnh của video cảm động và sự tham gia của nghệ sĩ trẻ.

Kết quả: Chiến dịch gây được tiếng vang lớn, tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ và củng cố được vị trí của Biti’s Hunter trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

Chiến dịch "Biti’s Hunter - Đi để trở về"
Chiến dịch “Biti’s Hunter – Đi để trở về”

6. Câu hỏi thường gặp về Growth Marketing (FAQ)

6.1. Growth Marketing khác gì so với Marketing truyền thống?

Growth Marketing tập trung vào việc thử nghiệm nhanh, tối ưu hóa chiến dịch dựa trên dữ liệu và phân tích liên tục. Trong khi marketing truyền thống thường sử dụng các chiến lược dài hạn, tập trung vào quảng bá thương hiệu, Growth Marketing áp dụng chiến thuật nhanh và linh hoạt để đạt được kết quả trong thời gian ngắn và tối ưu chi phí.

6.2. Growth Marketing có áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ không?

Có. Growth Marketing đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ và startup vì nó giúp họ tối ưu hóa ngân sách marketing, thử nghiệm các chiến thuật với chi phí thấp và nhanh chóng đo lường hiệu quả để đạt được tăng trưởng.

6.3. Làm thế nào để đo lường thành công trong Growth Marketing?

Thành công trong Growth Marketing được đo lường qua các chỉ số sau:

  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
  • Chi phí khách hàng (Customer Acquisition Cost – CAC)
  • Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLTV)
  • Lượng người dùng mới (New Users)
  • Tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth)

6.4. Growth Marketing có đòi hỏi sử dụng công cụ phần mềm không?

Có, để tối ưu hóa chiến dịch và đo lường hiệu quả, Growth Marketing thường sử dụng các công cụ như Google Analytics, Optimizely, Hotjar, HubSpot, và các nền tảng tự động hóa marketing khác: CRM, AMIS aiMarketing

6.5. Growth Marketing có thể giúp cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng không?

. Growth Marketing không chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng mới mà còn chú trọng vào việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, tăng cường sự hài lòng và lòng trung thành để giữ chân khách hàng lâu dài.

7. Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về chiến lược Growth marketing. Qua đó, đưa ra các chỉ số đo lường Growth marketing và case study của Airbnb. 

Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích về hoạt động quan trọng này, từ đó hiểu growth marketing là gì và triển khai hiệu quả chiến lược Growth marketing cho doanh nghiệp mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA