POLC là gì? Vai trò của POLC trong doanh nghiệp

27/04/2022
1978

POLC là khung lý thuyết cơ bản về quản trị chiến lược mà tất cả các nhà lãnh đạo phải ghi nhớ. Lý thuyết quản trị POLC được áp dụng rộng rãi trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp như một công cụ hỗ trợ quản lý hiệu quả. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết từng chức năng trong mô hình POLC và khám phá cách các doanh nghiệp có thể vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu suất hoạt động.

1. POCL là gì?

POLC là một khung lý thuyết chỉ rõ bốn chức năng cốt lõi của nhà quản trị doanh nghiệp. Mô hình này bao gồm 4 chức năng chính:

  • P-Planning: Lập kế hoạch 
  • O-Organizing: Tổ chức 
  • L-Leading: Dẫn đầu 
  • C-Controlling: Kiểm soát 

Bốn chức năng trên được tích hợp sâu vào thực tế của việc điều hành một tổ chức. Trên thực tế, người lãnh đạo ở tất cả các cấp không tham gia vào việc thực hiện cả bốn vai trò cũng như không phải lúc nào POLC cũng có mặt đầy đủ trong công việc hàng ngày.

Tuy nhiên, việc phân loại các chức năng POLC đóng vai trò như một khuôn khổ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nhiệm vụ đang làm và xác định các bước tiếp theo.

Thách thức lớn nhất của người đứng đầu là giải quyết các thách thức trong công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và sáng tạo. Do đó, các nguyên tắc quản lý được phân loại thành bốn chức năng chính như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát theo mô hình POLC được xem như trợ thủ đắc lực để người lãnh đạo quản lý tối ưu hơn. Cùng với đó, bạn cũng phải không ngừng trau dồi, học hỏi các kiến thức, kỹ năng để hình thành nên một phong cách lãnh đạo phù hợp nhất. MISA AMIS mời bạn đăng ký xem ngay Ebook tổng hợp các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này ngay:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2025: LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN?

 

2. Phân tích 4 chức năng nổi bật của POLC

Sau đây là tóm tắt những nhiệm vụ, vai trò chính và các trách nhiệm cụ thể đối vừng từng vị trí lãnh đạo: 

2.1. Planning – Lập kế hoạch

Planning – Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và được xem như bộ não quản lý toàn bộ quá trình sau của mô hình POLC. Nó liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu và hành động để đạt được các mục tiêu đó.

Kế hoạch kinh doanh chỉ hữu ích nếu chúng phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Mọi yếu tố của kế hoạch cần phải nhất quán và tối ưu. 

Yêu cầu trên cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn cho người lãnh đạo như: 

  • Đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu và chiến lược
  • Duy trì tính nhất quán giữa các mục tiêu
  • Nhất quán theo các định hướng chiến lược

Xem thêm: Phần mềm lập kế hoạch: Top các phần mềm tốt nhất hiện nay – MISA AMIS

2.2. Organizing – Tổ chức 

Organizing – Tổ chức là chức năng quản lý thứ hai trong mô hình POLC. Nó liên quan đến việc phân bổ nhân sự để đảm bảo sự phát triển của cơ cấu tổ chức đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Cơ cấu tổ chức thường được biểu diễn bằng sơ đồ. Có một số cách tổ chức thường thấy là sắp xếp theo phòng ban, chức năng, sản phẩm, dự án, khu vực hoặc khách hàng. 

Chức năng tổ chức này cũng bao gồm thiết kế công việc. Bản chất của thiết kế công việc là xác lập vai trò và trách nhiệm của từng nhiệm vụ ki kèm với cách thức thực hiện các công việc đó.

Thách thức trọng tâm ở đây là người lãnh đạo phải xác định phương hướng của từng nhiệm vụ nhằm sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực của tổ chức. Ngày nay, nhiều tổ chức đang cố gắng đa dạng hóa thiết kế công việc của họ. Mục đích chính là tạo điều kiện cho phép nhân viên giao lưu, học hỏi trong nhiều lĩnh vực liên quan bên cạnh việc phát triển chuyên môn chính. 

2.3. Leading – Dẫn đầu

Leading – Dẫn đầu vai trò bao gồm việc hướng dẫn, ảnh hưởng và tạo động lực thúc đẩy nhân viên. Bởi lẽ, người lãnh đạo giỏi không chỉ có khả năng đi đầu mà còn phải  truyền cảm hứng cho mọi người trong công việc và cuộc sống.  

Nghiên cứu  hành vi và phong cách lãnh đạo cho thấy những hiểu biết sâu sắc sẽ hỗ trợ người đứng đầu tổ chức rất hiệu quả. Đặc biệt, trong khi thị trường thay đổi liên tục, người lãnh đạp đòi hỏi phải có các hoạt động cụ thể, chuyên sâu hơn.

Ví dụ, quản lý sự thay đổi là một trong những kỹ năng được các chuyên gia xếp hạng đầu trong “Năm xu hướng lãnh đạo quan trọng vào năm 2021”, theo một nghiên cứu của Đại học Queensland. Bạn có thể ngạc nhiên khi một nửa số công ty trong danh sách Fortune 500 2019 được thành lập trong thời kỳ suy thoái. 

Bí quyết của họ là áp dụng tư duy và kỹ năng quản lý để khai thác sự thay đổi hơn là để doanh nghiệp bị lấn át. Kỹ năng lãnh đạo này ngày càng có ý nghĩa với thực tế hiện nay. Cuộc cách mạng chuyển đổi số, đại dịch COVID19, sự ra đời của blockchain hay tiền điện tử…  đều đang tác động liên tục đến doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, vai trò của nhà lãnh đạo là vô cùng quan trọng để dẫn dắt tổ chức phát triển.

2.4. Controlling – Kiểm soát

Quy tắc cuối cùng của mô hình POLC là “kiểm soát”. Nó được định nghĩa là quá trình giữ cho hiệu suất không bị sai lệch so với tiêu chuẩn. Về quy trình thực hiện, hoạt động quản lý bao gồm ba bước chính:

  •  Đặt tiêu chí hiệu suất 
  •  So sánh hiệu suất thực tế với  tiêu chuẩn 
  •  Thực hiện các biện pháp khắc phục khi cần thiết 

Ngoài ra, còn có ba phương pháp kiểm soát chính được phân loại theo ba mục tiêu kiểm soát là hành vi, kết quả và con người, như sau: 

 Các phương pháp kiểm soát trong tổ chức.

Bên cạnh đó, một trong những thách thức kiểm soát quan trọng nhất là các phương pháp kiểm soát chiến lược để đưa ra các giải pháp phân tích và cải tiến. Khi nhu cầu này ngày càng tăng, các nhà lãnh đạo cũng phải chủ động trang bị kiến ​​thức, ứng dụng chuyển đổi số và ra quyết định dựa trên dữ liệu, tối ưu hóa nền tảng. 

3. Vai trò của mô hình POLC trong doanh nghiệp

Mô hình POLC – vai trò nền tảng trong quản trị doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý tổ chức và điều hành hoạt động một cách khoa học, hiệu quả và có định hướng rõ ràng.

Vai trò của mô hình POLC trong doanh nghiệp
Vai trò của mô hình POLC trong doanh nghiệp

Vai trò của mô hình POLC trong doanh nghiệp được thể hiện rõ qua bốn chức năng cốt lõi sau đây:

  • Planning: Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động
  • Organizing: Phân bổ nguồn lực hợp lý, thiết lập cơ cấu tổ chức rõ ràng 
  • Leading: Tạo động lực, truyền cảm hứng và định hướng nhân viên 
  • Controlling: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hoạt động 

Mô hình POLC giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả thông qua 4 chức năng: Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo và Kiểm soát. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể định hướng chiến lược rõ ràng, sử dụng nguồn lực hợp lý, nâng cao hiệu suất làm việc và thích ứng tốt với thay đổi.

Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý công việc tốt nhất hiện nay

4. Mô hình POLC được áp dụng trong những trường hợp nào?

Mô hình POLC có tính linh hoạt cao và có thể áp dụng trong nhiều loại hình tổ chức khác nhau, từ khu vực công đến tư nhân, từ tổ chức vì lợi nhuận đến phi lợi nhuận.

Mô hình POLC được áp dụng trong những trường hợp nào?
Các trường hợp POLC được áp dụng

Dưới đây là một số nhóm tổ chức tiêu biểu:

  • Doanh nghiệp tư nhân và tập đoàn đa quốc gia: Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thường áp dụng mô hình POLC để xây dựng chiến lược kinh doanh, thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô, quản lý nhân sự hiệu quả và đảm bảo kiểm soát chất lượng.
  • Cơ quan nhà nước và tổ chức hành chính công: Trong khu vực công, POLC giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách, tổ chức nguồn lực công, lãnh đạo đội ngũ cán bộ và kiểm soát tiến độ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
  • Các tổ chức phi lợi nhuận: POLC giúp các tổ chức như hội chữ thập đỏ, tổ chức bảo vệ môi trường, hay các quỹ học bổng xây dựng kế hoạch hoạt động thường niên, huy động và phân bổ tài trợ, lãnh đạo tình nguyện viên và giám sát tác động xã hội của các dự án triển khai.
  • Cơ sở giáo dục và đào tạo: Từ trường phổ thông đến đại học, mô hình POLC giúp ban giám hiệu lập kế hoạch giảng dạy – học tập, tổ chức đội ngũ giáo viên, lãnh đạo các hoạt động ngoại khóa và kiểm soát chất lượng đào tạo.
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) và SMEs: Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, POLC là công cụ nền tảng giúp định hình cơ cấu quản trị từ sớm, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành, đồng thời hỗ trợ nhà sáng lập ra quyết định nhanh và logic hơn. 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

5. Ví dụ minh hoạ về mô hình POLC trong chiến lược kinh doanh

5.1. Mô hình kinh doanh trong chiến lược kinh doanh của Amazon

Mô hình kinh doanh trong chiến lược kinh doanh của Amazon
Mô hình kinh doanh trong chiến lược kinh doanh của Amazon

Plan (hoạch định)

Chiến lược lợi thế cạnh tranh tổng thể của Amazon.com Inc. dựa trên mô hình của Michael Porter về phương pháp mà các công ty sử dụng để phát triển doanh nghiệp của họ trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ trực tuyến.

Là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất  thế giới, Amazon đã chứng tỏ được sức cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ ngay cả đối với những gã khổng lồ như Wal-Mart. Amazon sử dụng chi phí dẫn đầu như một chiến lược chung để tạo lợi thế cạnh tranh. Giảm thiểu chi phí vận hành là mục tiêu của chiến lược cạnh tranh tổng thể này.

Cụ thể, Amazon.com sử dụng công nghệ máy tính tiên tiến giúp tối đa hóa hiệu quả hoạt động và giảm chi phí. Với bản chất của thương mại điện tử, công ty được hưởng lợi từ quá trình tự động hóa trong việc thanh toán và các quy trình hoạt động khác.

Ngoài ra, Amazon cũng liên tục cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình. Công ty đề ra mục tiêu chiến lược là đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để tối ưu hóa hiệu suất nguồn lực. Ngoài ra, chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí tổng thể của Amazon.com Inc. là giảm giá thấp để thu hút người tiêu dùng. 

Organizing (Tổ chức)

Amazon tuân theo mô hình cấu trúc đơn vị kinh doanh sau: 

  • Tổ chức các nhóm theo tính năng, vai trò
  • Phân cấp toàn cầu 
  • Phân chia đơn vị theo địa lý 

Cơ cấu doanh nghiệp của Amazon đã hỗ trợ đắc lực cho sự tăng trưởng quốc tế của công ty. Ưu điểm của hệ thống phân cấp dựa trên tính năng là Amazon.com Inc. triển khai các chỉ thị quản trị một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, các đơn vị theo địa lý có lợi thế tại thị trường bán lẻ trực tuyến và các điều kiện kinh tế liên quan ở một số khu vực nhất định.

Leading (Lãnh đạo)

Jeff Bezos cung cấp một chính sách đãi ngộ nhân viên hấp dẫn. Ông trùm của Amazon cho phép nhân viên 20 tuần nghỉ phép có lương khi có gia đình mới. Ông còn trả lương ngay cả khi vợ / chồng của nhân viên không làm việc tại công ty.

Nhân viên của Amazon cũng tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi hàng tuần hay có thể đưa đưa thú cưng của mình đi làm. Tăng mức lương tối thiểu của nhân viên lên $15 mỗi giờ. Để loại bỏ tình trạng tồn đọng tin nhắn của khách hàng, Jeff đã nghĩ ra giải pháp thưởng cho nhân viên trực cuối tuần. Như vậy, với mỗi 1000 tin nhắn được trả lời vào cuối tuần, nhân viên Amazon sẽ nhận được $200.  

Tuy nhiên, ông không cho nhân viên của mình quyền tự do dân chủ. Mọi quyết định đều phải thông qua CEO. Nếu tỷ lệ phản hồi tin nhắn của khách hàng dưới 7 tin nhắn mỗi phút, nhân viên đó sẽ bị sa thải. 

Controlling (Kiểm soát)

Jeff Bezos quản lý đội ngũ của mình vô cùng chặt chẽ để đảm bảo đem đến sự hài lòng cao nhất của khách hàng. Người mua hàng qua Amazon có thể gửi email trực tiếp trong trường hợp có vấn đề. Ngoài ra, ông còn thực hiện các biện pháp điều khiển sau: 

  • Kiểm soát tốc độ làm việc của nhân viên bằng hệ thống camera giám sát 
  • Kiểm tra số lượng sản phẩm trong kho bằng cách kiểm kê thường xuyên. 
  • Kiểm tra tốc độ phản hồi email của đại lý cho khách hàng. 
  • Kiểm tra chương trình phần mềm định kỳ để đảm bảo việc mua hàng của khách hàng ổn định 
  • Kiểm tra doanh số bán hàng và lợi nhuận.

5.2. Mô hình kinh doanh trong chiến lược kinh doanh của Apple

Mô hình kinh doanh trong chiến lược kinh doanh của Apple
Mô hình kinh doanh trong chiến lược kinh doanh của Apple

Planning (hoạch định)

Trong chiến lược kinh doanh của Apple, chức năng hoạch định đóng vai trò cốt lõi và định hướng cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Apple luôn bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu rõ ràng, cả ngắn hạn và dài hạn, dựa trên tầm nhìn đổi mới công nghệ và hành vi người tiêu dùng toàn cầu. 

Không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm phần cứng như iPhone, iPad, MacBook, Apple còn hoạch định chiến lược dịch vụ một cách bài bản. Chiến lược này nhằm xây dựng và mở rộng hệ sinh thái khép kín giữa phần cứng, phần mềm và các dịch vụ số như Apple Music, iCloud, Apple TV và Apple Fitness. Việc phát triển chip M1, M2 do chính Apple thiết kế, là một phần của chiến lược dài hạn nhằm kiểm soát chặt chẽ hiệu suất thiết bị, giảm phụ thuộc vào Intel và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Một trong những bước đi chiến lược đáng chú ý là việc Apple dịch chuyển trọng tâm kinh doanh từ doanh thu phần cứng sang doanh thu dịch vụ. Thông qua mô hình đăng ký (subscription), Apple đã thành công trong việc tạo ra nguồn thu ổn định, định kỳ và ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ ra mắt sản phẩm. Song song đó, Apple cũng đặc biệt chú trọng đến việc dự báo rủi ro và quản lý khủng hoảng, chẳng hạn như tác động từ biến động chuỗi cung ứng hay thay đổi chính sách toàn cầu.

Organizing (tổ chức)

Tổ chức tại Apple diễn ra ở nhiều cấp độ, từ cơ cấu tổ chức của toàn bộ công ty đến việc quản lý đội ngũ nhân viên và phân bổ các nguồn lực cho các dự án chiến lược. Apple xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ khép kín, điều này đòi hỏi họ phải tổ chức một cách khoa học, hiệu quả từ việc thiết kế sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, đến phân phối sản phẩm qua các kênh bán hàng trực tuyến và Apple Stores.

Apple sở hữu một mô hình tổ chức theo chức năng, nơi các bộ phận như thiết kế, kỹ thuật, marketing, vận hành được tách biệt nhưng liên kết chặt chẽ để tối ưu hóa sản phẩm.

Chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple cũng được tổ chức rất khoa học. Apple làm việc với hàng trăm nhà cung cấp trên khắp thế giới, nhưng vẫn kiểm soát chất lượng đầu ra nghiêm ngặt thông qua trung tâm lắp ráp chính như Foxconn ở Trung Quốc.

Leading (lãnh đạo)

Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và cam kết của nhân viên tại Apple. Lãnh đạo tại Apple không chỉ là việc tạo ra các sản phẩm đột phá mà còn phải truyền cảm hứng cho đội ngũ sáng tạo và nhân viên để đạt được các mục tiêu chung. Steve Jobs, người đồng sáng lập, được xem là biểu tượng lãnh đạo truyền cảm hứng với tầm nhìn xa và tinh thần “nghĩ khác biệt” (Think Different).

Dưới thời CEO Tim Cook, Apple vẫn duy trì phong cách lãnh đạo định hướng bằng dữ liệu và trách nhiệm xã hội, đặc biệt chú trọng đến quản trị bền vững và tính minh bạch trong môi trường làm việc toàn cầu.

Controlling (kiểm soát)

Kiểm soát trong chiến lược kinh doanh của Apple đảm bảo rằng các mục tiêu và kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng. Apple sử dụng các chỉ số quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, mức độ hài lòng của khách hàng, và sự phát triển của các dịch vụ để đánh giá hiệu quả chiến lược

Apple áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất, thử nghiệm phần mềm và thiết bị trước khi tung ra thị trường.

Doanh nghiệp này cũng kiểm soát chặt chẽ hệ thống phân phối, với các cửa hàng chính hãng (Apple Store), trung tâm dịch vụ được ủy quyền, và kênh bán hàng trực tuyến, đảm bảo đồng bộ trải nghiệm người dùng trên toàn thế giới.

6. Kết luận

Có thể nói POLC đóng vai trò sống còn trong phát triển của doanh nghiệp. Nó đem đến những định hướng rõ nét nhất để một nhà lãnh đạo phát huy tối đa khả năng dẫn dắt, quản lý nhân viên. 

Việc ứng dụng mô hình này một cách khoa học, chính xác sẽ hỗ trợ cho nhà quản lý rất nhiều trong quá trình duy trì, phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, MISA AMIS hy vọng bạn đã nhận được các kiến thức hữu ích về mô hình POLC cũng như áp dụng thành công cho bản thân mình!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành