Hybrid Working là gì? Lợi ích của mô hình Hybrid Working đối với công việc

01/04/2022
2282

Hybrid Working – mô hình làm việc kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa đang trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại số.Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát huy hiệu quả, các công ty cần có chiến lược quản lý linh hoạt, ứng dụng công nghệ phù hợp và xây dựng văn hóa làm việc gắn kết. Vậy Hybrid Working là gì? Mô hình này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp khi áp dụng vào mô hình làm việc? Hãy cùng MISA AMIS khám phá bài viết dưới đây!

1. Mô hình Hybrid Working là gì?

Mô hình Hybrid Working là gì?
Mô hình Hybrid Working là gì?

Hybrid Working là mô hình làm việc cho phép nhân viên linh hoạt lựa chọn địa điểm làm việc dựa trên nhu cầu công việc và chính sách của doanh nghiệp. Thay vì bắt buộc phải đến công ty mỗi ngày, nhân viên có thể làm việc tại nhà, quán cà phê, không gian làm việc chung hoặc bất kỳ nơi nào phù hợp, miễn là đảm bảo hiệu suất công việc.

Hybrid Working đặc biệt phát triển mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, khi nhiều công ty nhận ra rằng không phải lúc nào nhân viên cũng cần có mặt trực tiếp tại văn phòng để làm việc hiệu quả. Với mô hình làm việc kết hợp, văn phòng công ty không còn là không gian làm việc duy nhất. 

Thay vào đó, nhân viên có thể linh hoạt lựa chọn làm việc tại nhà, trong không gian làm việc chung hoặc tại văn phòng, tạo nên một hệ sinh thái làm việc đa dạng. Các thành viên trong nhóm có thể thay đổi địa điểm làm việc tùy theo nhu cầu công việc, đảm bảo hiệu suất cao nhất trong từng nhiệm vụ.

Xem thêm: Top 20+ phần mềm quản lý công việc hiệu quả dành cho doanh nghiệp

2. 4 mô hình Hybrid Working phổ biến hiện nay

4 mô hình Hybrid Working phổ biến hiện nay
4 mô hình Hybrid Working phổ biến hiện nay

2.1 Flexible hybrid work – làm việc kết hợp với lịch trình linh hoạt

Đây là mô hình làm việc kết hợp, nơi lịch trình và địa điểm làm việc không cố định, cho phép người lao động linh hoạt sắp xếp theo hoàn cảnh cá nhân, miễn đảm bảo hiệu quả công việc.

Lợi ích:

  • Tăng sự hài lòng và gắn bó của nhân viên, nhân viên cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng khi được chủ động quyết định cách làm việc đồng thời góp phần duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Nhân viên được làm trong môi trường thoải mái nhất, từ đó dễ tập trung hơn và góp phần nâng cao năng suất làm việc.
  • Linh hoạt là yếu tố hàng đầu trong lựa chọn việc làm của lao động hiện đại, đặc biệt là thế hệ Gen Z 
  • Doanh nghiệp có thể giảm diện tích văn phòng hoặc chuyển sang văn phòng chia sẻ từ đó giúp tối ưu hoá không gian và chi phí vận hành.

Thách thức

  • Việc ít gặp mặt trực tiếp có thể làm suy yếu tinh thần đồng đội, khó duy trì văn hóa doanh nghiệp
  • Làm việc từ nhiều địa điểm và thiết bị khiến dữ liệu doanh nghiệp dễ bị rò rỉ nếu không có chính sách bảo mật tốt.

2.2 Fixed hybrid work – làm việc kết hợp với lịch trình cố định

Với hình thức này, nhân viên phải tuân thủ lịch trình làm việc kết hợp đã được định sẵn bởi doanh nghiệp hoặc thỏa thuận giữa hai bên.

Lợi ích:

  • Nhân viên biết trước lịch trình làm việc giúp sắp xếp công việc cá nhân và nhóm hiệu quả.
  • Các ngày làm việc tại văn phòng được sử dụng cho họp nhóm, gắn kết nhân sự, giúp duy trì sự kết nối và văn hoá doanh nghiệp
  • Kết hợp lợi ích của cả hai mô hình, vừa duy trì sự linh hoạt, vừa đảm bảo có mặt tại văn phòng để giải quyết những công việc cần tương tác trực tiếp.

Thách thức:

  • Làm giảm sự linh hoạt cá nhân, nhân viên không được chọn ngày làm việc linh hoạt theo nhu cầu cá nhân như trong mô hình “flexible hybrid”.
  • Những công việc đòi hỏi sự sáng tạo hoặc môi trường yên tĩnh có thể không phát huy tối đa khi lịch trình bị ép cứng.

2.3 Office-first hybrid work – làm việc kết hợp ưu tiên văn phòng

Office-first hybrid work là mô hình làm việc ưu tiên sự hiện diện tại văn phòng, trong khi làm việc từ xa chỉ được áp dụng trong phạm vi hạn chế.

Lợi ích:

  • Một số công việc đòi hỏi sự phối hợp trực tiếp, tiếp cận công cụ chuyên môn hoặc tài liệu vật lý sẽ hiệu quả hơn khi làm tại văn phòng.
  • Làm việc tại văn phòng thường xuyên giúp tạo cảm giác thuộc về, tăng cường giao tiếp trực tiếp và tinh thần đồng đội, từ đó giúp duy trì văn hóa doanh nghiệp, nhất là với tổ chức truyền thống.
  • Dễ kiểm soát tiến độ, đánh giá hiệu suất và giữ tính bảo mật thông tin.

Thách thức:

  • Nhân viên ít được chủ động chọn nơi làm việc, có thể gây ra sự không hài lòng, đặc biệt với những người quen làm việc từ xa hiệu quả.
  • Duy trì văn phòng lớn, cơ sở vật chất, đi lại hàng ngày cho nhân viên… khiến chi phí cao hơn so với các mô hình linh hoạt hoặc remote-first.

2.4 Remote-first hybrid work – làm việc kết hợp ưu tiên từ xa

Đây là mô hình mà làm việc từ xa sẽ là hình thức chính, văn phòng chỉ đóng vai trò phụ, sử dụng linh hoạt theo nhu cầu.

Lợi ích:

  • Nhân viên được tự chủ chọn nơi làm việc, từ đó cải thiện cân bằng công việc – cuộc sống và giảm căng thẳng.
  • Hấp dẫn hơn trong tuyển dụng, nhất là với nhân tài ở xa trung tâm.
  • Giảm chi phí thuê văn phòng, điện nước, thiết bị làm việc tại chỗ.
  • Nhân viên tập trung hơn trong môi trường quen thuộc, tránh các gián đoạn nơi công sở.

Thách thức:

  • Việc xây dựng văn hóa chung trở nên khó khăn hơn, đặc biệt với nhân sự mới.
  • Nhân viên phải có khả năng tự quản lý thời gian và công việc hiệu quả.

3. Những lợi ích của mô hình làm việc Hybrid Working là gì?

Những lợi ích của mô hình làm việc Hybrid Working
Những lợi ích của mô hình làm việc Hybrid Working

3.1. Tăng hiệu suất làm việc

Khi áp dụng mô hình làm việc kết hợp với Hybrid Working, nó sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc bằng cách tạo ra sự linh hoạt trong không gian và thời gian làm việc. 

Việc rút ngắn thời gian di chuyển giúp nhân viên có thêm thời gian để làm việc và nghỉ ngơi, qua đó duy trì được nguồn năng lượng hiệu quả hơn.

3.2. Nâng cao độ phổ biến của thương hiệu

Mô hình Hybrid Working thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến cân bằng công việc–cuộc sống cho nhân viên, góp phần xây dựng văn hóa tích cực và hình ảnh thương hiệu hiện đại. 

Đồng thời, việc hạn chế các chi phí văn phòng giúp doanh nghiệp tái đầu tư vào marketing. Nhân viên hài lòng còn đóng vai trò như đại sứ thương hiệu, góp phần tăng nhận diện và uy tín cho doanh nghiệp..

3.3. Duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống của người lao động

Hybrid Working giúp nhân viên chủ động sắp xếp công việc sao cho phù hợp với lịch trình cá nhân, từ đó giảm căng thẳng và nâng cao sự hài lòng trong công việc, sắp xếp thời gian thực hiện công việc và hoạt động khác sao cho phù hợp như chăm sóc gia đình, cafe thư giãn,…tạo ra một cuộc sống cân bằng hơn.

3.4. Tiết kiệm các loại chi phí văn phòng

Mô hình Hybrid Working không chỉ mang lại sự linh hoạt mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vận hành. Việc giảm số ngày làm việc tại văn phòng giúp doanh nghiệp thuê không gian nhỏ hơn, cắt giảm chi phí điện, nước, điều hòa, bảo trì, nội thất và thiết bị văn phòng. Đồng thời, bộ máy quản lý hành chính cũng được tinh gọn, giảm bớt chi phí lễ tân, IT hỗ trợ trực tiếp và nhân viên vệ sinh.

3.5. Thu hút nhân tài từ khắp mọi nơi

Hybrid Working giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, mở rộng cơ hội tuyển dụng mà không bị giới hạn địa lý, giảm nhu cầu mở văn phòng lớn và chi phí đi lại, đào tạo nhờ ứng dụng công nghệ. Đây không chỉ là giải pháp tiết kiệm mà còn là chiến lược hiện đại, bền vững giúp tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu suất trong môi trường linh hoạt.

3.6. Hạn chế tiếp xúc với bệnh tật

Mô hình làm việc Hybrid Working giúp giảm tiếp xúc trực tiếp tại văn phòng, từ đó hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, đặc biệt trong những đợt bùng phát cúm, COVID-19 hay các bệnh truyền nhiễm khác. 

Khi nhân viên có thể làm việc từ xa, họ ít phải di chuyển bằng phương tiện công cộng, tránh tiếp xúc đông người và giảm nguy cơ nhiễm bệnh, văn phòng  cũng bớt đông đúc, giúp không gian làm việc thông thoáng, sạch sẽ hơn.

4. Thách thức của Hybrid Working là gì?

Thách thức của Hybrid Working
Thách thức của Hybrid Working
  • Hạn chế về mức độ phổ biến và hiệu quả triển khai: Dù Hybrid Working ngày càng phổ biến, mô hình này vẫn chưa được triển khai hiệu quả và đồng đều trên toàn cầu. Nhiều tổ chức còn đang thử nghiệm hoặc áp dụng một phần, gây thiếu nhất quán trong quản lý và đánh giá hiệu suất.
  • Không phù hợp với một số ngành nghề và công việc: Mặc dù Hybrid Working là một mô hình hiệu quả, tuy nhiên mô hình này không thể áp dụng hiệu quả cho tất cả lĩnh vực và loại hình công việc. Những ngành nghề đòi hỏi sự xuất hiện trực tiếp như sản xuất, y tế, dịch vụ hậu cần, bán lẻ,… khó có thể chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa.
  • Cần xây dựng chiến lược rõ ràng, cả ngắn hạn và dài hạn: Triển khai Hybrid Working đòi hỏi chiến lược rõ ràng. Ban đầu, doanh nghiệp cần thử nghiệm, điều chỉnh nhân sự, quy trình làm việc và đảm bảo hạ tầng công nghệ. Về lâu dài, cần xác định mục tiêu, cách đo lường hiệu quả, đào tạo nhân viên và phát triển văn hóa phù hợp. 
  • Yêu cầu năng lực quản lý chặt chẽ và hệ thống bảo mật nâng cao: Hybrid Working đòi hỏi nhà quản lý cần sử dụng công cụ giám sát hiệu quả, duy trì gắn kết và năng suất. Đồng thời, truy cập từ xa làm tăng rủi ro an ninh mạng, đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư vào bảo mật, xây dựng chính sách dữ liệu rõ ràng.

5. Cách triển khai Hybrid Working thành công

Các cách triển khai Hybrid Working thành công
Các cách triển khai Hybrid Working thành công
  • Xây dựng chiến lược rõ ràng và linh hoạt: Đầu tiên một chiến lược Hybrid Working hiệu quả cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi áp dụng, các nhóm công việc phù hợp và lộ trình triển khai cụ thể. Đồng thời, tổ chức nên duy trì tính linh hoạt để điều chỉnh theo phản hồi thực tế, nhu cầu nhân viên và sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
  • Phân loại công việc và nhóm nhân sự phù hợp: Doanh nghiệp nên đánh giá đặc thù từng vị trí để quyết định hình thức làm việc phù hợp – toàn thời gian tại văn phòng, hoàn toàn từ xa hoặc kết hợp linh hoạt. Việc phân loại hợp lý giúp đảm bảo hiệu quả công việc mà vẫn tối ưu hóa trải nghiệm nhân viên.
  • Đầu tư vào công nghệ và hạ tầng số: Triển khai Hybrid Working thành công đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc vào công nghệ: nền tảng cộng tác trực tuyến (như Microsoft Teams, Slack, Zoom), phần mềm quản lý công việc (Asana, Trello, Notion), và hệ thống bảo mật dữ liệu mạnh mẽ. Hạ tầng số tốt sẽ là xương sống để duy trì kết nối và hiệu quả giữa các nhóm phân tán.
  • Tăng cường giao tiếp và gắn kết đội ngũ: Làm việc phân tán dễ khiến nhân viên cảm thấy cô lập. Vì vậy, tổ chức cần xây dựng văn hóa giao tiếp chủ động – tổ chức họp định kỳ, cập nhật thường xuyên thông tin, khuyến khích phản hồi hai chiều và tạo không gian trao đổi phi chính thức để tăng sự gắn bó giữa các thành viên.
  • Đào tạo kỹ năng quản lý và làm việc từ xa: Cả quản lý và nhân viên đều cần được trang bị kỹ năng mới để thích nghi với Hybrid Working. Quản lý cần học cách đo lường hiệu suất dựa trên kết quả thay vì thời gian hiện diện, còn nhân viên cần được hỗ trợ kỹ năng quản lý thời gian, tự kỷ luật và sử dụng công cụ số hiệu quả.

6. Hybrid Working bùng nổ tại Việt Nam như thế nào?

Cách Hybrid Working bùng nổ tại Việt Nam
Cách Hybrid Working bùng nổ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, mô hình Hybrid Working bắt đầu phát triển mạnh từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp buộc phải chuyển sang làm việc từ xa và nhận ra tiềm năng của phương thức linh hoạt này. Từ năm 2021 trở đi, nhiều công ty lớn trong các lĩnh vực như công nghệ, tài chính, truyền thông và giáo dục đã áp dụng Hybrid Working nhằm cân bằng hiệu quả công việc với sự linh hoạt cho nhân viên. 

Sau đại dịch, nhiều nhân viên vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại làm việc toàn thời gian cố định tại văn phòng. Nguyên nhân chủ yếu là do lo ngại nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và nhận thấy rằng làm việc tại nhà giúp họ tập trung và hiệu quả hơn. Trước thực tế đó, mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Working) đã trở thành lựa chọn phù hợp với nhiều doanh nghiệp, giúp dung hòa giữa nhu cầu linh hoạt của nhân viên và yêu cầu vận hành của tổ chức. Để triển khai hiệu quả mô hình này, nhiều vị trí công việc có thể được đảm nhiệm từ xa hoặc linh hoạt theo lịch trình. 

7. Kết luận

Hybrid Working không còn là xu hướng tạm thời sau đại dịch mà đã trở thành chiến lược làm việc linh hoạt, hiện đại trong kỷ nguyên số. Để triển khai hiệu quả, doanh nghiệp cần định hướng rõ ràng, hệ thống quản lý phù hợp và khả năng thích ứng với thay đổi. Việc lựa chọn mô hình này cũng cần cân nhắc kỹ các yếu tố như tình hình kinh doanh, nguồn lực và đặc thù ngành nghề. Hy vọng những chia sẻ từ MISA AMIS đã giúp bạn hiểu rõ hơn và có quyết định phù hợp cho tổ chức.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành