Doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động Marketing Research bởi đó là cách giúp tối ưu hóa chiến dịch marketing, giảm thiểu rủi ro, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh bền vững.
Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về Marketing Research và quy trình nghiên cứu thị trường cơ bản ngay tại bài viết này!
I. Marketing Research là gì?
Marketing Research (nghiên cứu Marketing) là quá trình thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu liên quan đến thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh với mục tiêu cung cấp thông tin chính xác hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược sáng suốt.
II. Vai trò của Marketing Research trong kinh doanh
Nghiên cứu Marketing có vai trò đặc biệt trong kinh doanh, vì:
- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng: Việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu Marketing sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, nắm bắt chính xác các nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của đối tượng mục tiêu.
- Cung cấp dữ liệu, dự đoán xu hướng thị trường: Các kết quả nghiên cứu Marketing có đóng góp không nhỏ trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing bởi nhờ đó mà doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi để bắt kịp xu hướng thị trường, tránh bị tụt hậu.
- Giảm thiểu rủi ro: Những dữ liệu thông qua quá trình nghiên cứu giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác dựa trên bằng chứng thực tế thay vì phỏng đoán. Từ đó, đưa ra các chiến lược phát triển hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro và các chi phí phát sinh.
- Hiểu rõ đối thủ, tăng khả năng cạnh tranh: Quá trình Marketing Research sẽ thành công nếu doanh nghiệp khai thác cụ thể tiềm năng của đối thủ, đánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu, nhờ vậy mà xây dựng các chiến lược vượt trội nhằm nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ cạnh tranh trên thị trường.
III. Quy trình Marketing Research
Bước 1: Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn thực hiện tốt Marketing Research đều cần xác định rõ những vấn đề đang gặp phải và đề xuất các mục tiêu trong tương lai vì nếu vấn đề xác định sai, toàn bộ kết quả nghiên cứu sau đó sẽ thất bại.
Thông thường, các dự án nghiên cứu Marketing có ba loại mục tiêu nghiên cứu chính:
- Tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu: Doanh nghiệp triển khai các hoạt động nghiên cứu Marketing để tìm ra nguyên nhân cho vấn đề mình gặp phải.
- Tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu: Sau khi xác định vấn đề, doanh nghiệp thực hiện Marketing Research nhằm tìm ra các cách giải quyết cụ thể.
- Xác định giải pháp tối ưu: Xác định giải pháp tối ưu sau khi thực hiện nghiên cứu Marketing sẽ giúp tiết kiệm chi phí, nguồn lực mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
Bước 2: Thiết kế kế hoạch nghiên cứu Marketing
Sau khi xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, bước tiếp theo là thiết kế một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Giai đoạn này bao gồm xác định đối tượng khảo sát, lựa chọn phương pháp nghiên cứu cũng như cách thức thu thập dữ liệu và nguồn lực cần thiết. Cụ thể:
- Xác định đối tượng khảo sát: Trong Marketing Research, doanh nghiệp cần nghiên cứu về khách hàng, đối thủ và thị trường mục tiêu. Về khách hàng, doanh nghiệp cần xác định đối tượng mục tiêu nhắm đến là ai, có những đặc điểm gì và giá trị thu thập được có lợi ích ra sao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có cái nhìn chính xác về đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu rõ các thông tin, dịch vụ mà đối thủ cung cấp, từ đó đánh giá điểm mạnh và điểm yếu và đưa ra các chiến lược hiệu quả.
- Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sâu về cảm xúc, hành vi và động cơ của khách hàng, thường sử dụng phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm hoặc quan sát, qua đó giúp khai thác insight tiềm ẩn chưa đo lường được bằng số. Trong khi đó, nghiên cứu định lượng lại sử dụng số liệu để đo lường và kiểm chứng các giả thuyết. Các dữ liệu thu thập được qua khảo sát, bảng hỏi, hoặc phân tích thống kê sẽ được thể hiện bằng con số, phần trăm nhằm hỗ trợ ra quyết định chính xác.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp (Secondary Research Method) để thu thập thông tin, dữ liệu về thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh từ những nguồn có sẵn. Những nguồn thông tin này có thể đến từ các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về thị trường.
Bên cạnh đó, nhằm bổ sung các dữ liệu phù hợp, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nghiên cứu sơ cấp (Primary Research Method).
Ví dụ, sử dụng hình thức khảo sát thông qua bảng câu hỏi trực tiếp hoặc trực tuyến; tiến hành phỏng vấn cá nhân để thu thập thông tin chi tiết về cảm nhận và ý kiến của khách hàng. Ngoài ra, hình thức phỏng vấn nhóm tập trung cũng là một sự lựa chọn phù hợp nếu doanh nghiệp muốn tìm kiếm những ý tưởng đột phá mới.
Doanh nghiệp mong muốn thực hiện khảo sát khách hàng có thể tham khảo cuốn Ebook “Khảo sát trong Marketing” từ MISA AMIS. Mời anh/chị nhấn vào ảnh để tải trọn bộ miễn phí!
Bước 4: Phân tích và diễn giải dữ liệu
Ở bước này, doanh nghiệp cần phân tích các thông tin đã có để tìm ra xu hướng, mô hình và insight quan trọng. Một số công cụ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích bằng cách trực quan hóa dữ liệu như: SPSS Statistics, AMOS, R Studio, Tableau,.. Dựa vào những công cụ thống kê hoặc phần mềm phân tích này sẽ tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố, từ đó hiểu rõ hành vi khách hàng.
Bước 5: Báo cáo và đưa ra khuyến nghị
Cuối cùng, cần trình bày rõ ràng, chi tiết báo cáo kết quả đã thực hiện kèm theo những hoạt động đề xuất cụ thể. Báo cáo nên trả lời đúng câu hỏi nghiên cứu trọng tâm ban đầu và đưa ra giải pháp marketing khả thi. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được hướng đi, đề ra các chiến lược phát triển phù hợp với quy mô sau này.
IV. Phân biệt Marketing Research và Market Research
Marketing Research và Market Research là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng có lẽ nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa 2 khái niệm trên giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể:
Marketing Research | Market Research | |
Khái niệm | Là quá trình thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu liên quan đến toàn bộ hoạt động marketing của doanh nghiệp. Bao gồm nghiên cứu về thị trường, khách hàng, sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông, thương hiệu… | Là một phần nhỏ trong marketing research, tập trung vào việc nghiên cứu thị trường mục tiêu: nhu cầu khách hàng, quy mô thị trường, xu hướng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, khu vực địa lý… nhằm đánh giá cơ hội và rủi ro khi tham gia hoặc mở rộng thị trường. |
Ứng dụng | Marketing research được ứng dụng để hỗ trợ toàn bộ quá trình ra quyết định trong marketing. Doanh nghiệp sử dụng nó để phát triển sản phẩm mới, định giá hợp lý, chọn kênh phân phối hiệu quả, tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, đo lường mức độ nhận diện thương hiệu hoặc cải thiện trải nghiệm khách hàng. | Market research chủ yếu được ứng dụng khi doanh nghiệp muốn tìm hiểu thị trường mục tiêu. Nếu doanh nghiệp chủ quan nghiên cứu thị trường không rõ ràng hoặc không tìm hiểu về thị trường trước khi kinh doanh, các hậu quả nặng nề như lãng phí nguồn lực, chi phí và thậm chí là thất bại hoàn toàn có nguy cơ xảy ra. |
Hoạt động nghiên cứu | Marketing research bao gồm nhiều hoạt động nghiên cứu đa dạng liên quan đến toàn bộ quá trình marketing. Hoạt động nghiên cứu của Marketing Research bao gồm: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, phân tích customer insight, thu thập phản hồi của khách hàng để triển khai và đánh giá hiệu quả của các hoạt động, chiến dịch Marketing. | Market research tập trung vào việc thu thập thông tin về thị trường cụ thể. Các hoạt động chính thường bao gồm: khảo sát nhu cầu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định phân khúc khách hàng, nghiên cứu nhân khẩu học, và dự đoán xu hướng tiêu dùng. |
V. Ví dụ thực tế về ứng dụng Marketing Research
Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động Marketing Research hiệu quả, mời anh/chị tham khảo một số ví dụ thực tế mà MISA AMIS đã tổng hợp dưới đây:
1. Vinamilk với Marketing Research phát triển sản phẩm sữa hạt
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu
Vinamilk nhận thấy xu hướng người tiêu dùng đang có sự chuyển dịch từ sữa truyền thống sang sữa hạt và sản phẩm tự nhiên. Họ muốn tìm hiểu liệu dòng sữa hạt organic có đủ tiềm năng để phát triển dài hạn không. Từ đó, mục tiêu đề ra là tiếp cận nhóm đối tượng này nhằm kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa hạt.
Bước 2: Thiết kế nghiên cứu
Kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng:
- Định tính: Phỏng vấn nhóm khách hàng nữ 25–45 tuổi về thói quen ăn uống lành mạnh.
- Định lượng: Khảo sát online 1.000 người tiêu dùng để đo lường mức độ quan tâm và khả năng chi trả.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp cho thấy người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm sạch, ít đường, bao bì đơn giản, thương hiệu uy tín. 80% người sẵn sàng trả thêm 15–20% cho sản phẩm hữu cơ.
Bước 4: Phân tích và diễn giải
Dựa vào phần mềm SPSS, Vinamilk nhận ra có một phân khúc tiềm năng đang tìm kiếm sữa hạt “xanh, sạch, rõ ràng”. Bao bì và định vị thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua.
Bước 5: Đề xuất giải pháp marketing
- Phát triển sản phẩm “Vinamilk Organic Sữa Hạt”.
- Thiết kế bao bì màu chủ đạo pastel, thiết kế tối giản.
- Chạy quảng cáo với thông điệp “Sạch từ nông trại – An tâm cho sức khỏe”, kết hợp cùng KOLs, Influencer.
- Phân phối trước tại các chuỗi bán lẻ và cửa hàng online.
Đọc thêm>> Chiến lược Marketing của Vinamilk: Những điểm đáng học hỏi
2. MISA AMIS CRM với Marketing Research tích hợp trợ lý ảo
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu
MISA AMIS nhận thấy rằng trong quá trình sử dụng phần mềm MISA AMIS CRM, nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc quản lý khách hàng và theo dõi công việc. Do vậy, để giải quyết vấn đề này, mục tiêu là phát triển công cụ trợ lý ảo giúp đáp ứng các tác vụ thực tế của người dùng.
Bước 2: Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định tính: Phỏng vấn các khách hàng từ những doanh nghiệp mới, yêu cầu họ sử dụng phiên bản thử nghiệm của AMIS CRM tích hợp trợ lý ảo trong một tuần. Sau đó thu thập phản hồi về trải nghiệm, mức độ hài lòng và những tính năng cần cải tiến.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
- Phản hồi từ người dùng cho thấy trợ lý ảo giúp họ tiết kiệm thời gian khi lên lịch cuộc hẹn, tự động phân loại khách hàng và trả lời câu hỏi đơn giản. Tuy nhiên, có một số khách hàng phàn nàn về khả năng nhận diện giọng nói còn chưa chính xác.
- Khảo sát cho thấy 70% người dùng muốn trợ lý ảo có thể tự động cập nhật trạng thái công việc từ các cuộc gọi hoặc email mà họ nhận được.
Bước 4: Phân tích và diễn giải
MISA nhận thấy rằng tính năng trợ lý ảo có tiềm năng lớn trong việc tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc cho người dùng. Tuy nhiên, các tính năng nhận diện giọng nói và tự động hóa công việc vẫn cần được cải tiến để đạt được độ chính xác cao hơn, đặc biệt là đối với các nhiệm vụ liên quan đến khách hàng và thông tin từ email.
Bước 5: Đề xuất giải pháp Marketing
- Tăng cường khả năng nhận diện giọng nói và tích hợp với các công cụ email và lịch trình để trợ lý ảo có thể tự động theo dõi và báo cáo công việc.
- Quảng bá tính năng trợ lý ảo thông qua các chiến dịch email, video hướng dẫn để người dùng hiểu rõ hơn về cách sử dụng tính năng này.
- Cung cấp các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Trên thực tế, MISA AMIS CRM đã có sự tích hợp trợ lý ảo MISA AVA hỗ trợ người dùng hiệu quả trong các thao tác nghiệp vụ trên phần mềm. Trợ lý ảo MISA AVA có công dụng hỗ trợ sử dụng phần mềm đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng thực hiện các chức năng và xem nhanh về số liệu báo cáo. Bên cạnh đó, MISA AVA còn hỗ trợ các tính năng khác như:
- Soạn thảo và kiểm tra chính tả email
- Tạo mẫu in tự động từ mẫu của doanh nghiệp
- Tự động tóm tắt nội dung cuộc gọi
- Tự động trích xuất thông tin khách hàng từ biển hiệu
- Tự động tổng hợp số liệu và công việc hàng ngày,..
VI. Lưu ý khi thực hiện Marketing Research
Sau đây là một số lưu ý doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi thực hiện Marketing Research nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc:
Xác định mục tiêu rõ ràng
Trong kinh doanh, việc xác định mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào vấn đề cốt lõi và tránh thu thập dữ liệu không cần thiết. Một mục tiêu không rõ ràng cũng có thể dẫn đến những nghiên cứu lan man, tốn thời gian và chi phí.
Chọn phương pháp phù hợp
Hiện nay có nhiều phương pháp giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động nghiên cứu hiệu quả và phù hợp. Do đó, doanh nghiệp cần xác định cụ thể mong muốn đạt được để lựa chọn các hình thức nghiên cứu phù hợp với phạm vi và quy mô tổ chức.
Đảm bảo chất lượng dữ liệu
Dữ liệu cần được thu thập theo các nguồn đáng tin cậy và mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khách hàng mục tiêu. Vì vậy, cần trung thực trong quá trình thu thập vì dữ liệu kém chất lượng sẽ dẫn đến kết luận sai lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định kinh doanh.
Thử nghiệm trước khi triển khai
Doanh nghiệp không nên vội vàng áp dụng các chiến lược Marketing trên một quy mô lớn từ đầu, thay vào đó nên thử nghiệm quy trình nghiên cứu trên quy mô nhỏ để phát hiện lỗi hoặc điều chỉnh phương pháp trước khi thực hiện chính thức. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo dữ liệu thu thập được chất lượng cao.
VII. Kết luận
Marketing Research là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, tối ưu hóa chiến lược và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Bằng cách thực hiện quy trình nghiên cứu bài bản và áp dụng đúng cách, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định sáng suốt, giảm thiểu rủi ro và đáp ứng chính xác nhu cầu khách hàng.