Account Manager là gì? Vai trò và công việc của Account Manager

10/04/2025
13

Trong marketing agency có rất nhiều vị trí phối hợp chặt chẽ để mang đến giải pháp hiệu quả cho khách hàng. Trong số đó, Account Manager là mắt xích quan trọng giữ vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ và kỳ vọng. Đây là công việc đòi hỏi sự linh hoạt, khả năng tổ chức và giao tiếp xuất sắc. Chia sẻ từ MISA AMIS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Account Manager là gì cũng như công việc của họ.

1. Account Manager là gì?

account manager là gì
Tìm hiểu về nghề Account Manager

Account Manager là người chịu trách nhiệm quản lý và phát triển mối quan hệ với các khách hàng của công ty, đặc biệt trong môi trường agency – nơi dịch vụ thường được “đo ni đóng giày” theo nhu cầu từng khách hàng.

Họ là cầu nối giữa khách hàng và đội ngũ nội bộ, đảm bảo mọi dự án được triển khai đúng cam kết và kỳ vọng. Ngoài ra, Account Manager còn theo dõi ngân sách, tiến độ, hiệu quả dự án và đồng thời xử lý các tình huống phát sinh để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ở một số công ty, họ cũng trực tiếp quản lý team account, đánh giá hiệu suất và tối ưu hiệu quả hoạt động của bộ phận.

2. Phân biệt Account Manager và Sales Manager

Dù đều liên quan đến khách hàng và doanh thu, Account Manager và Sales Manager là hai vị trí hoàn toàn khác biệt nhưng thường bị nhầm lẫn trong môi trường doanh nghiệp. Sự khác biệt nằm ở giai đoạn khách hàng họ tiếp cận, mục tiêu công việc và cách họ xây dựng mối quan hệ. 

Tiêu chí Account Manager Sales Manager
Nhiệm vụ chính Tư vấn, chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại, đảm bảo dự án vận hành đúng yêu cầu. Tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng mới từ các nguồn data có sẵn hoặc tiềm năng, tăng doanh thu.
Sự tương tác Làm việc chặt chẽ với khách hàng và đội nội bộ để nắm bắt nhu cầu, giải quyết vấn đề xuyên suốt dự án. Chủ yếu tương tác với khách hàng mới trong giai đoạn đầu để thuyết phục sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Mục tiêu/Lợi nhuận Hướng đến duy trì lợi ích lâu dài, xây dựng mối quan hệ ổn định và lòng trung thành của khách hàng. Tập trung chốt đơn nhanh, hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh và tăng trưởng ngắn hạn.
Quy trình làm việc Đàm phán về điều khoản hợp đồng, theo sát tiến độ dự án, phối hợp nội bộ để đáp ứng cam kết. Đàm phán, giới thiệu giải pháp phù hợp cho khách hàng mới, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng.

3. Vai trò của Account Manager trong doanh nghiệp

Account Manager đóng vai trò quan trọng trong một marketing agency, với nhiệm vụ chính là phối hợp với các bộ phận để cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đảm bảo sự hài lòng của họ. Dưới đây là những 

3.1 Duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng

Account Manager đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và agency, chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Họ thường xuyên liên lạc, lắng nghe nhu cầu và phản hồi của khách hàng, từ đó hiểu rõ mong muốn và kỳ vọng khách hàng.

Việc này đòi hỏi Account Manager phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận như sáng tạo (creative), chiến lược (strategy) và sản xuất (production) để đảm bảo rằng mọi yêu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

3.2 Quản lý và điều phối dự án

Sau khi hợp đồng được ký kết, Account Manager chịu trách nhiệm quản lý và điều phối toàn bộ dự án. Họ làm việc chặt chẽ với các bộ phận nội bộ như sáng tạo, truyền thông và sản xuất để đảm bảo rằng dự án được triển khai đúng tiến độ, ngân sách và đạt chất lượng mong đợi. Việc này bao gồm việc tổ chức các buổi họp, theo dõi tiến độ công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Sự phối hợp hiệu quả giữa Account Manager và các bộ phận liên quan giúp sản phẩm cuối cùng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của agency.

account manager là gì
Account manager đóng vai trò quan trọng trong các dự án

3.3 Giám sát ngân sách và chi phí

Account Manager có trách nhiệm theo dõi và kiểm soát ngân sách của từng dự án, đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá ngân sách đã định. Họ làm việc cùng bộ phận tài chính và khách hàng để lập kế hoạch ngân sách chi tiết, theo dõi các khoản chi và điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

Việc này đòi hỏi sự chính xác và khả năng phân tích tài chính để đảm bảo rằng dự án thành công về mặt sáng tạo và hiệu quả về mặt kinh tế. Điều này cũng giúp tối ưu lợi nhuận cho agency và cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng.

3.4 Giải quyết vấn đề và xử lý khiếu nại

Trong quá trình thực hiện dự án, không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh hoặc khiếu nại từ khách hàng. Account Manager đóng vai trò chính trong việc tiếp nhận, phân tích và giải quyết các vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Họ phối hợp với các bộ phận liên quan để tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp và thông báo kịp thời cho khách hàng về các biện pháp khắc phục. Khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt và kỹ năng giao tiếp tốt giúp Account Manager duy trì được sự hài lòng của khách hàng và bảo vệ uy tín của công ty trên thị trường.

3.5 Gia tăng doanh thu cho công ty

Account Manager là người trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng và giữ chân khách hàng sau dự án, từ đó góp phần mang tăng trưởng doanh thu cho agency. Họ đảm bảo chất lượng dự án đang triển khai, đồng thời tận dụng cơ hội để mở rộng hợp đồng, giới thiệu thêm các dịch vụ khác phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Bên cạnh đó, Account Manager thường là người định hướng và hỗ trợ cho các nhân viên cấp dưới trong việc tiếp cận và xử lý khách hàng, giúp đội nhóm cùng nhau đạt được chỉ tiêu doanh số.

Phần mềm tuyển dụng hiệu quả mọi vị trí, cho mọi doanh nghiệpTìm hiểu và dùng thử miễn phí ngay!

4. Mô tả công việc Account Manager

Nếu bạn quan tâm đến việc ứng tuyển vào vị trí Account Manager hoặc muốn xây dựng bản mô tả công việc phục vụ cho tuyển dụng, hãy tham khảo những công việc chính dưới đây:

Quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại, đảm bảo mức độ hài lòng và duy trì hợp tác lâu dài.

  • Làm đầu mối trao đổi thông tin giữa khách hàng và các bộ phận nội bộ (Planning, Creative, Media, Production…).
  • Phối hợp lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch truyền thông, đảm bảo đúng tiến độ, ngân sách và đạt được KPIs đề ra.
  • Tư vấn giải pháp truyền thông phù hợp với nhu cầu, mục tiêu kinh doanh của khách hàng.
  • Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng mới, đề xuất chi phí, ngân sách hợp lý cho từng dự án.
  • Theo dõi, giám sát tiến độ dự án, đảm bảo sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn của agency.
  • Phân tích dữ liệu, lập báo cáo hiệu quả chiến dịch và đề xuất các phương án tối ưu trong các lần triển khai tiếp theo.
  • Hỗ trợ, đào tạo và giám sát đội ngũ Account Executive (nếu có), đảm bảo hiệu suất làm việc của team.
  • Tham gia vào các hoạt động lên proposal và pitching dự án với khách hàng tiềm năng.
  • Cập nhật xu hướng thị trường và ngành truyền thông để kịp thời tư vấn chiến lược phù hợp cho khách hàng.

5. Những kỹ năng Account Manager cần có

Để đảm nhận tốt vai trò Account Manager trong môi trường marketing agency đầy cạnh tranh và biến động, ứng viên cần sở hữu nhiều kỹ năng và có tố chất nhất định.

kỹ năng account manager

Kiến thức chuyên môn về marketing
Một Account Manager giỏi cần nắm chắc các khái niệm, công cụ và kênh truyền thông trong marketing hiện đại. Việc hiểu rõ các loại hình quảng cáo, xu hướng người tiêu dùng và dữ liệu thị trường giúp đưa ra chiến lược phù hợp cho từng chiến dịch.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử khéo léo
Giao tiếp hiệu quả là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và phối hợp trơn tru với các bộ phận như Creative, Media hay Planning. Cách ứng xử tinh tế giúp bạn xử lý mâu thuẫn, giải thích kỳ vọng và giữ cho dự án đi đúng hướng. Ứng xử khéo léo sẽ duy trì sự hài lòng và lòng tin từ khách hàng.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Trong quá trình làm việc, Account thường xuyên phải thương lượng về ngân sách, timeline và phạm vi công việc để cân bằng giữa lợi ích của agency và nhu cầu của khách hàng. Khả năng thuyết phục giúp Account Manager giữ chân khách hàng và tạo điều kiện cho các dự án kế tiếp.

Kỹ năng quản lý thời gian và dự án
Mỗi chiến dịch đều có deadline rõ ràng và yêu cầu chặt chẽ, vì vậy khả năng lên kế hoạch, theo dõi tiến độ và kiểm soát ngân sách là rất cần thiết. Account Manager là người giữ nhịp cho cả dự án, từ khâu khởi động đến khi bàn giao. Quản lý tốt thời gian giúp giảm áp lực và tăng hiệu quả công việc.

Khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm
Dù không trực tiếp thực hiện các sản phẩm sáng tạo, Account Manager là người dẫn dắt, định hướng và tạo động lực cho cả team. Việc phối hợp với các phòng ban để đảm bảo mọi khâu từ ý tưởng đến triển khai đều trơn tru là một kỹ năng then chốt. Lãnh đạo tốt sẽ giúp dự án đạt được kết quả như mong đợi.

Tư duy phân tích và chiến lược
Khả năng đọc hiểu số liệu, nắm bắt insight khách hàng và đánh giá hiệu quả chiến dịch giúp bạn đưa ra đề xuất phù hợp. Tư duy chiến lược còn thể hiện ở việc lựa chọn giải pháp tối ưu để vừa làm hài lòng khách hàng, vừa đảm bảo tính sáng tạo và lợi nhuận cho agency. Đây là yếu tố làm nên sự khác biệt của một Account Manager xuất sắc.

Sự nhạy bén và linh hoạt
Làm việc trong môi trường agency nghĩa là phải phản ứng nhanh với yêu cầu thay đổi từ khách hàng, sự cố bất ngờ hoặc xu hướng mới. Account Manager cần đủ nhanh nhạy để thích ứng, đưa ra phương án thay thế hợp lý và giữ cho dự án không bị chệch hướng. Sự linh hoạt tạo ra lợi thế trong những tình huống cạnh tranh hoặc rủi ro.

Chịu được áp lực công việc cao

Deadline gấp, yêu cầu gắt gao từ khách hàng và sự phối hợp đa bộ phận khiến công việc luôn trong trạng thái áp lực cao. Account Manager phải biết cách quản lý stress, giữ tinh thần vững vàng để đưa ra quyết định đúng đắn. Làm chủ cảm xúc giúp bạn duy trì hiệu suất ổn định và sự tin tưởng từ các bên liên quan.

Tư duy sáng tạo và đổi mới
Account Manager không cần phải là người thiết kế, viết nội dung hay làm TVC, nhưng cần biết thế nào là một ý tưởng tốt. Tư duy sáng tạo giúp bạn đóng góp ý kiến cho team Creative và đưa ra đề xuất độc đáo cho khách hàng. Đồng thời, việc đổi mới cách tiếp cận cũng giúp chiến dịch trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn.

Kỹ năng lắng nghe và kết nối
Một Account Manager giỏi luôn biết lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng, từ đó phản hồi chính xác cho team nội bộ. Khả năng kết nối giữa các bộ phận và tạo mối quan hệ thân thiện với client góp phần giữ chân khách hàng lâu dài. Giao tiếp hai chiều hiệu quả chính là chìa khóa để xây dựng lòng tin.

6. KPI đối với vị trí Account Manager

Để đánh giá hiệu quả công việc của một Account Manager, có thể sử dụng một số KPI sau:

  • Doanh thu từ khách hàng: Tổng doanh thu mà Account Manager mang về từ các hợp đồng, dự án đã ký kết với khách hàng mới hoặc mở rộng từ khách hàng hiện tại.
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng: Mức độ duy trì khách hàng qua các giai đoạn, phản ánh sự hài lòng và mức độ gắn bó với dịch vụ của agency.
  • Số lượng dự án hoàn thành đúng hạn: Tỷ lệ các dự án được triển khai đúng tiến độ cam kết với khách hàng.
  • Mức độ hài lòng của khách hàng: Thường được đo qua khảo sát hoặc phản hồi sau khi kết thúc dự án.
  • Tỷ lệ chốt hợp đồng thành công: Số hợp đồng được ký trên tổng số cơ hội hoặc đề xuất đã gửi đến khách hàng.
  • Tỷ lệ upsell/cross-sell: Số lần thành công trong việc bán thêm dịch vụ hoặc đề xuất giải pháp mở rộng cho khách hàng hiện có.
  • Chi phí dự án so với ngân sách ban đầu: Mức độ Account Manager kiểm soát chi phí phù hợp với dự toán, không bị đội chi phí bất hợp lý.
  • Khả năng phối hợp nội bộ: Thường được đánh giá nội bộ bởi các bộ phận liên quan như creative, media, planning… về khả năng làm việc nhóm và quản lý dự án.

7. Thu nhập của Account Manager

Mức lương của Account Manager là một trong những yếu tố thu hút nhiều ứng viên theo đuổi vị trí này trong ngành marketing. Kinh nghiệm trong ngành, kỹ năng đàm phán, khả năng quản lý khách hàng lớn và hiệu quả phối hợp với các team nội bộ là yếu tố quan trọng quyết định thu nhập.

Mức lương cơ bản đối với Account Executive hoặc Junior Account Manager từ 10–18 triệu đồng/tháng. Khi lên vị trí Senior Account Manager, con số này có thể từ 20–35 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh lương cứng, Account Manager có thể nhận thêm hoa hồng theo hợp đồng chốt được, thưởng dự án thành công hoặc thưởng KPI cuối quý/cuối năm, khiến tổng thu nhập thực tế cao hơn.

QUẢN LÝ THU NHẬP, ĐÁNH GIÁ MỌI VỊ TRÍ VỚI PHẦN MỀM MISA AMIS HRM

8. Cơ hội thăng tiến của Account Manager

Cơ hội thăng tiến của Account Manager trong môi trường marketing agency là khá rõ ràng và giàu tiềm năng, nhất là đối với những người có năng lực, thái độ cầu tiến và khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với cả khách hàng lẫn nội bộ.

Sau một thời gian đảm nhiệm vị trí Account Manager, bạn có thể được cân nhắc lên Senior Account Manager, sau đó là Account Director – người định hướng chiến lược, kiểm soát ngân sách và quản lý nhiều team Account khác nhau. Ở các agency lớn, vị trí này còn có thể mở rộng thành Group Account Director, phụ trách toàn bộ nhóm khách hàng trong một lĩnh vực cụ thể (FMCG, công nghệ, ngân hàng…).

Ngoài ra, với kiến thức sâu rộng về khách hàng và thị trường, bạn cũng có thể chuyển hướng sang các vị trí như Business Development Manager (quản lý phát triển kinh doanh), Client Service Manager.

Trong tương lai, nghề Account còn mở ra nhiều hướng đi khác như Marketing Manager phía client, hoặc chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu, tùy thuộc vào mục tiêu và định hướng phát triển cá nhân.

account manager là gì
Account Manager có nhiều hướng phát triển sự nghiệp trong ngành marketing và nhiều ngành khác

9. Học ngành gì để trở thành Account Manager?

Để trở thành Account Manager, bạn có thể theo học nhiều ngành khác nhau trong khối kinh tế, truyền thông, tùy theo định hướng nghề nghiệp mà bạn hướng đến. Một số ngành học phổ biến bao gồm:

  • Marketing: Giúp bạn hiểu về hành vi khách hàng, thị trường, chiến lược truyền thông, vốn là nền tảng quan trọng cho việc đề xuất và quản lý chiến dịch hiệu quả.
  • Quản trị kinh doanh: Cung cấp kiến thức tổng quan về vận hành doanh nghiệp, tài chính, quản lý dự án. Đây là những yếu tố quan trọng trong công việc của Account Manager.
  • Truyền thông, quảng cáo: Phù hợp nếu bạn làm việc trong các creative agency, nơi cần khả năng thấu hiểu cách xây dựng thông điệp, làm việc với team sáng tạo.
  • Tổ chức sự kiện, tài chính – ngân hàng: Những ngành này cũng có thể là nền tảng tốt, nhất là nếu bạn làm account trong agency chuyên về activation, sự kiện, hay ngành tài chính.

10. Kết luận

Account Manager là vị trí đòi hỏi sự linh hoạt, nhạy bén và khả năng phối hợp hiệu quả giữa nhiều bộ phận trong một tổ chức. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ Account Manager là gì và có cái nhìn tổng quan về vai trò, kỹ năng và tiềm năng phát triển của vị trí này trong môi trường marketing agency. Đây là công việc phù hợp với những ai yêu thích giao tiếp, quản lý dự án và làm việc trong môi trường năng động. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp ích cho những ai đang quan tâm theo đuổi vị trí này. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực