Xuất hóa đơn sai thuế suất có bị phạt không?

14/03/2025
823

Xuất hóa đơn sai thuế suất là lỗi kế toán doanh nghiệp dễ mắc phải, có thể dẫn đến các rủi ro về thuế và xử phạt hành chính nếu không xử lý kịp thời. Vậy xuất hóa đơn sai thuế suất có bị phạt không? Cách điều chỉnh thế nào để đúng quy định? Cùng MISA AMIS Kế toán tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây 

1. Xuất hóa đơn sai thuế suất có bị phạt không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi xuất hóa đơn sai thuế suất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xuất hóa đơn sai thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp kê khai sai tiền thuế thuế giá trị gia tăng, cụ thể là khai sai không dẫn đến thiếu tiền thuế hoặc có dẫn đến thiếu tiền thuế và bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

Mức xử phạt hành vi xuất hóa đơn sai thuế suất dẫn đến bị xử phạt về hành vi kê khai sai như sau:

2. Quy định về thuế suất trên hóa đơn

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của hóa đơn, Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng là những nội cần phải được thể hiện trên hóa đơn điện tử để hóa đơn hợp pháp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì có 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng phổ thông là 0%, 5% và 10%.

Các mức thuế suất GTGT Đối tượng áp dụng cho các mức thuế GTGT
0% Mức thuế suất 0% áp dụng đối với nhóm hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế
5% Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (hay còn gọi là thuế suất ưu đãi).
10% Mức thuế suất 10% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác.

Tuy nhiên, ngoài các mức thuế suất trên thì do tác động của dịch bệnh Covid-19 và tình hình kinh tế thế giới mà Nhà nước ta có ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ năm 2022 đến 30/06/2025. 

Cụ thể các việc thực hiện giảm thuế suất thuế GTGT của các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 10% xuống còn 8% trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. 
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.

(Căn cứ theo Khoản 1, Điều 1 Nghị định 180/2024/NĐ-CP)

3. Cách xử lý hóa đơn sai thuế suất

Tùy vào từng trường hợp hóa đơn sai sót cụ thể sẽ có quy trình xử lý khác nhau. Tất cả trường hợp và phương án xử lý sẽ được thể hiện chi tiết qua bảng dưới đây:

Trường hợp hóa đơn sai sót Phương án xử lý
Hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua

Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Xử lý sai sót đối với hóa đơn viết sai về Mã số thuế, Số tiền, Thuế suất, Tiền thuế hoặc Hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng…

Phương án 1: Lập hóa đơn điều chỉnh cho HĐĐT có sai sót.

Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Phương án 2: Lập hóa đơn thay thế

Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ

Người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập

Thông báo tới Cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT về việc hủy hóa đơn.

Xử lý hóa đơn giấy sai sót sau khi đã chuyển sang hóa đơn điện tử

Lập văn bản thỏa thuận và ghi rõ sai sót.

Người bán thực hiện thông báo sai sót Mẫu 04/SS-HĐĐT và gửi tới Cơ quan thuế.

Người bán tiến hành lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã), hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho HĐĐT thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của CQT).

Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn có sai sót và thông báo đến người bán

Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này để người bán kiểm tra sai sót.

Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.

Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB. Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.

4. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến xuất hóa đơn sai thuế suất

Xuất sai thuế suất 8% thành 10% có bị phạt không?

Như đã đề cập ở phần 1 của bài viết, hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt liên quan đến việc việc doanh nghiệp xuất hóa dươn sai thuế suất 8% thành 10%. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp cố tính kê khai sai và không thực hiện điều chỉnh hóa đơn kê khai sai thì có thể bị xử phạt.

Xuất sai hóa đơn VAT 8% thành 10% thì xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 180/2024/NĐ-CP thì:

5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Như vậy, khi xuất sai hóa đơn VAT 8% thành 10%, thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

5. Cách điều chỉnh hóa đơn sai thuế suất trên phần mềm kế toán online MISA AMIS

Bước 1: Vào phân hệ Bán hàng, tại tab Hóa đơn. Nhấn Thêm hóa đơn\Hóa đơn điều chỉnh

Bước 2: Chọn hóa đơn được điều chỉnh:

  • Trên giao diện Hóa đơn điều chỉnh, nhấn vào biểu tượng kính lúp.
  • Thiết lập điều kiện tìm hóa đơn và nhấn Lấy dữ liệu.
  • Chọn hóa đơn muốn điều chỉnh và nhấn Đồng ý.

Bước 3: Chương trình sẽ tự động lấy lên các thông tin chung của hóa đơn gốc, kế toán có thể sửa lại các thông tin này (nếu cần). 

Sau đó, nhập lý do điều chỉnh hóa đơn như sai thuế suất, sai giá bán…

Bước 4: Khai báo thông tin điều chỉnh hóa đơn

Bước 5: Nhấn Cất và Phát hành hóa đơn điện tử, việc phát hành hóa đơn điều chỉnh tương tự như phát hành hóa đơn điện tử thông thường.

6. Kết luận

Xuất hóa đơn sai thuế suất không chỉ gây phiền toái cho doanh nghiệp mà còn có thể dẫn đến các mức phạt không mong muốn nếu không xử lý đúng quy định. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ cách điều chỉnh hóa đơn sai thuế suất để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh rủi ro về thuế.

Để quản lý hóa đơn và kế toán hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm kế toán online MISA AMIS– giải pháp số giúp tối ưu quy trình kế toán và giảm thiểu sai sót khi xuất hóa đơn. Phần mềm mang đến nhiều tính năng nổi bật:

  • Hỗ trợ kiểm soát chứng từ hợp lệ: Gợi ý thông tin KH/ NCC dựa trên MST giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu. Cảnh báo NCC ngưng hoạt động tránh rủi ro về hoá đơn.
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: MISA AMIS hỗ trợ toàn diện các nghiệp vụ kế toán như lập và theo dõi báo cáo tài chính, quản lý công nợ, tính lương, quản lý thuế và các nghiệp vụ khác, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành.
  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.

Anh/chị kế toán doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu và trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đăng ký tại đây.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán